Để ngành logistics Việt Nam phát triển

Thứ tư - 16/12/2020 02:40 1.592 0
Diễn đàn giao thương trực tuyến logistics Việt Nam – ASEAN 2020 diễn ra ngày 14 và 15/12/2020 đã thu hút sự tham gia của gần 100 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và các nước ASEAN hoạt động trong lĩnh vực logistics. Sự kiện do Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại các nước ASEAN, Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) và Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (VNSC) tổ chức trong khuôn khổ kế hoạch Chương trình cấp Quốc gia về XTTM.

Dịch vụ logistics còn yếu

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng Cục XTTM cho biết, sau 25 năm gia nhập ASEAN, với tiến trình hội nhập năng động và hiệu quả, thương mại hai chiều Việt Nam – ASEAN đã tăng lên từ vài tỷ đến hàng chục tỷ USD, đạt 57,3 tỷ USD vào năm 2019 và 48,2 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2020, sụt giảm 9,06% so với cùng kỳ năm ngoái do tác động của đại dịch Covid-19.

Để đạt được kết quả trên, theo ông Nguyễn Tương  Phó Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Dich vụ Logistics Việt Nam (VLA), ngành dịch vụ logistics đã phuc vụ đắc lực cho việc gia tăng của thương mại hai bên. Đây là ngành dịch vụ thiết yếu, có giá trị gia tăng cao, đã góp phần năng cao năng lực cạnh tranh của thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN.   

ASEAN là một trong những thị trường cung cấp dịch vụ chính của doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam. Hiện nay, có khoảng 75% doanh nghiệp logistics Việt Nam đang cung cấp dịch vụ cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN và khoảng 73% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho hàng nhập khẩu từ thị trường ASEAN sang Việt Nam.

Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh Covid-19 và một số yếu tố khác, nền kinh tế ASEAN nói chung, tổng thể chuỗi cung ứng, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nội khối và lĩnh vực logistics của khu vực này nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Thời gian qua, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh khiến một số dịch vụ logistics trở nên khan hiếm và tăng giá phi mã. Bên cạnh đó, lĩnh vực logistics tại các nước ASEAN cũng bộc lộ rõ những yếu kém hoặc khả năng chưa theo kịp nền kinh tế số. Do đó, lĩnh vực logistics của ASEAN đang trong giai đoạn chuyển đổi cùng với sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có những sự dịch chuyển quan trọng sang khu vực ASEAN. Dịch bệnh Covid-19 qua đó là một phép thử, đồng thời cũng là một cơ hội để đánh giá lại mạng lưới logistics và thương mại nội địa của các quốc gia ASEAN. 

Theo ông Lê Hoàng Tài, thời gian qua, Cục XTTM, Bộ Công thương đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp hai phía giao thương, hợp tác, nhằm giảm thiểu các tác động từ đại dịch. Tuy nhiên, khi các hoạt động XTTM giúp doanh nghiệp Việt Nam và các nước ASEAN xác lập được đơn hàng, các doanh nghiệp lại phải đối mặt với khó khăn trong vấn đề logistics như việc thiếu trầm trọng các container chứa hàng xuất khẩu. Do vậy, dù có đơn hàng nhưng doanh nghiệp vất vả, tốn kém hơn trước đây để vận chuyển hàng hóa sang thị trường của nhau một cách an toàn.

Để thúc đẩy dịch vụ logistics phát triển

5 năm trở lại đây, Việt Nam và nhiều quốc gia trong khối ASEAN có thế mạnh xuất khẩu như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia… đều xem các thị trường nội khối chính là thị trường nội địa nối dài. Lợi thế của doanh nghiệp các nước ASEAN khi đưa hàng vào nội khối là sự thuận lợi về khoảng cách địa lý, không hạn chế phương tiện vận chuyển. Đối với Việt Nam, ASEAN không chỉ là thị trường gần gũi về địa lý, mà còn có sự tương đồng về văn hóa và thói quen tiêu dùng, có số dân đông tới trên 622 triệu người và còn nhiều dư địa tăng trưởng thương mại với Việt Nam. Thị trường ASEAN đã được các nước thành viên cùng khai thác nhiều năm qua, nhưng giao dịch nội khối chưa xứng với tiềm năng.

Để thúc đẩy thương mại trong khối phát triển, theo chia sẻ của các chuyên gia, Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực nói chung cần phát triển hơn nữa hệ thống logistics.

Theo ông Lê Hoàng Tài, nhiều quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam, cần cải thiện kết nối hạ tầng và công nghệ thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận các cảng biển, bến bãi, ga tàu, tăng cường hợp tác lẫn nhau để cung cấp cho thị trường các dịch vụ logistics phức hợp.

Ông Chang Kah Loon, Chủ tịch Hội Logistics Malaysia (LogM) phát biểu tại Diễn đàn

Ông Chang Kah Loon, Chủ tịch Hội Logistics Malaysia (LogM) cho rằng, các nước ASEAN cần chia sẻ tri thức, huấn luyện để nhân sự trong ngành logistics hoạt động chuyên nghiệp hơn. Các ban ngành, hiệp hội liên quan cần với nhau để xem những khó khăn nào có thể vượt qua, khó khăn nào có thể tạo động lực để ngành phát triển và đề ra các cơ chế hợp tác trong khu vực hiệu quả.

Đặc biệt, theo ông Nguyễn Tương, các nước cần đẩy mạnh hợp tác đầu tư phát triển hạ tầng logistics trong khu vực. Trong đó, các nhà đầu tư ASEAN có thể tham gia vào Việt Nam như phát triển cảng biển, kho bãi, bao gồm cả kho lạnh, chuỗi cung ứng lạnh phục vụ cho việc xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản cũng như các trung tâm logistics vùng và khu vực để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa trong thị trường ASEAN.
 

Ông Law Chung Ming – Vụ trưởng Vụ Giao thông và Logistics, Tổng vụ Doanh nghiệp Singapore chia sẻ một số biện pháp hợp tác logistics với Việt Nam tại Diễn đàn

Bên cạnh đó, ông Law Chung Ming – Vụ trưởng Vụ Giao thông và Logistics, Tổng vụ Doanh nghiệp Singapore cho biết, một lĩnh vực tiềm năng mà các công ty Singapore và Việt Nam có thể hợp tác là logistics xuyên biên giới. Gần đây, tập đoàn YCH của Singapore và Tập đoàn T&T của Việt Nam đã cho ra mắt Trung tâm Kho vận Container nội địa Vĩnh Phúc (ICD). Đây là dự án thí điểm của Mạng lưới Logistics thông minh ASEAN (ASLN), đóng vai trò điểm nút chính cho thương mại khu vực giữa Việt Nam, ASEAN và các thị trường quốc tế khác.


Tác giả: Cục Xúc tiến thương mại

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

HCM
TRA CCU VB
lcih
ecom
DANG KY DE AN
maill cv
vb

338/KH-UBND

Tổ chức các hoạt độngkỷ niệm 50 nămNgày giải phóng Đồng Xoài(26/12/1974-26/12/2024)

Thời gian đăng: 01/12/2024

lượt xem: 35 | lượt tải:11

332/KH-UBND

KẾ HOẠCH: Triển khai thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giớivà phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàntỉnh Bình Phước năm 2024

Thời gian đăng: 03/11/2024

lượt xem: 58 | lượt tải:30

1259/QĐ-TTg

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thời gian đăng: 29/10/2024

lượt xem: 105 | lượt tải:27

4383/UBND-KGVX

V/v tăng cường triển khai tuyên truyền và sử dụng ứng dụng i-Speed

Thời gian đăng: 01/12/2024

lượt xem: 49 | lượt tải:12

2699/QĐ-BCT

Quyết định quy định về giá bán điện áp dụng từ ngày 11/10/2024

Thời gian đăng: 13/10/2024

lượt xem: 110 | lượt tải:26
Thống kê
  • Đang truy cập56
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm49
  • Hôm nay10,238
  • Tháng hiện tại144,320
  • Tổng lượt truy cập11,817,152
Bộ CT
CCNDP
TINH BIN HPHUOC
SO CT
GỬI BAI
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây