Trong những năm gần đây những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga bao gồm điện thoại và linh kiện (chiếm khoảng trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga), máy vi tính và sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, hạt điều, gạo, rau quả. Đến nay các mặt hàng nông sản đã ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong danh mục xuất khẩu vào thị trường Liên Bang Nga. Theo thống kê, năm 2019, Nga nhập khẩu (NK) trên 5 tỷ USD trái cây tươi; từ 1,3-1,5 tỷ USD sản phẩm chế biến từ rau, quả, hạt các loại; trên 2 tỷ USD thịt các loại; trên 2,4 tỷ USD hàng thủy sản các loại. Nhiều hàng hóa của Việt Nam được người dân Nga ưa chuộng, đặc biệt là đồ gỗ, nông sản (trái cây có múi và cà phê). Rau, quả là nhóm hàng khá tiềm năng xuất khẩu (XK) sang thị trường Nga do đây là xứ lạnh, có nhu cầu ngày càng tăng về rau, quả nhiệt đới.
Những vấn đề cần quan tâm khi xuất khẩu sản phẩm nông sản vào Liên Bang NgaVề rào cản kỹ thuật phi thuế: Các rào cản phi thuế như quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về kiểm dịch chất lượng... mà Nga đang áp dụng đối với hàng nông thủy sản của Việt Nam (gạo, rau, quả, thủy sản...) tương đối chặt chẽ, thậm chí chưa phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, dẫn đến việc hàng hóa khó thâm nhập vào thị trường này; bên cạnh đó, việc trao đổi thông tin giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NAFIQAD) và Cơ quan liên bang về giám sát thú y và kiểm dịch thực vật LB Nga (Rosselkhornadzor) thường chậm chễ, cơ chế trao đổi thông tin về cảnh báo an toàn thực phẩm, cập nhật danh sách được phép xuất khẩu, quy định danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn… của phía Bạn chưa minh bạch và kịp thời. (Hiện tại, Rosselkhornadzor của Nga mới chỉ công nhận 22 doanh nghiệp trong tổng số 136 doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đăng ký xuất khẩu sang Nga.)
Về cạnh tranh của sản phẩm: Sản phẩm của Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt (về giá cả, mẫu mã, bao bì, chất lượng, vận chuyển...) với các quốc gia khác có nguồn cung sản phẩm tương tự tại Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) nói chung và LB Nga nói riêng như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ,...
Về lĩnh vực vận tải và logistics: Trong điều kiện hiện nay, vận tải của hai bên chủ yếu vẫn sử dụng đường hàng hải, thời gian vận tải thường chiếm vào khoảng 25 - 50 ngày, giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam (hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang LB Nga, do phải vận chuyển qua các cảng Châu Âu rồi mới vòng lại LB Nga, hoặc tới cảng Vladivostock rồi đi theo tuyến đường xuyên LB Nga từ Đông sang Tây nên chi phí vận chuyển lớn hơn so với hàng vận chuyển từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ấn Độ...).
Thanh toán: Khả năng và phương thức thanh toán: Ngoài tập quán thanh toán T/T hoặc D/P trả chậm (ứng trước 10 - 20%, sau khi giao hàng nhận chứng từ gốc trả 80 - 90% còn lại), trong thời gian qua phần lớn các khách hàng EAEU và LB Nga cũng đề nghị thanh toán theo hình thức trả chậm từ 6 tháng đến 01 năm.
Đồng tiền thanh toán: Hiện nay doanh nghiệp hai Bên vẫn chưa thực hiện được việc thanh toán bằng đồng nội tệ do cơ chế thanh toán ngân hàng giữa hai nước. Việc thanh toán bằng đồng USD gặp khó khăn do biến động tỷ giá giữa đồng Rúp của Liên bang Nga và đồng USD của Hoa Kỳ mặc dù việc thúc đẩy thanh toán song phương, bao gồm thanh toán bằng nội tệ, thông qua việc thực hiện Đề án thúc đẩy thanh toán song phương Việt Nga do BIDV, VRB và VTB xây dựng và đặc biệt kể từ sau khi VRB được NHNN chấp thuận cho phép tham gia kênh thanh toán KFT, việc thanh toán bằng nội tệ giữa các ngân hàng hai bên đã có những tiến triển bước đầu. Kiến nghị Đề nghị các cơ quan chức năng của hai Bên tích cực làm việc để tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết triệt để các khó khăn về vận tải và thanh toán. 2. Tình hình triển khai Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh.
Thống kê xuất, nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Liên Bang Nga trong 4 tháng đầu năm 2021.
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Liên bang Nga bốn tháng đầu năm 2021 đạt 1,767 tỷ USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể:
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,109 tỷ USD, tăng 46,7% so với cùng kỳ năm 2020.Các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh gồm: thủy sản (44,2%); cao su (184,6%); hàng dệt may (54,6%); sản phẩm từ cao su (61,6%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (84,8%); điện thoại các loại và linh kiện (44,9%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (82,1%), đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận (84,7%), sản phẩm gốm xứ (97,1%), túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù (57%).
Các mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của Việt Nam sang LB Nga là những mặt hàng: điện thoại các loại và linh kiện (chiếm 34,2% tổng KNXK), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (15%), hàng dệt may (9,5%).
Bảng thống kê kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính của Việt Nam vào thị trường Liên Bang Nga bốn tháng đầu năm 2021 STT | Mặt hàng | 4 tháng dầu năm 2020 ĐVT: USD | 4 tháng dầu năm 2021 ĐVT: USD | Tăng/giảm so với cùng kỳ 2020 (%) |
1 | Hàng thủy sản | 38 062 146 | 54 889 366 | 44,2 |
2 | Hàng rau quả | 19 816 737 | 26 232 640 | 32,4 |
3 | Hạt điều | 12314500 | 16 492 305 | 33,9 |
4 | Cà phê | 57 342 894 | 51 176 479 | -10,8 |
5 | Chè | 7 874 519 | 7 017 075 | -10,9 |
6 | Hàng dệt may | 68 227 914 | 105 464060 | 54,6 |
7 | Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 89 834 404 | 166 034 203 | 84,8 |
8 | Giày dép các loại | 48 423 290 | 52 022 025 | 7,4 |
9 | Điện thoại các loại và linh kiện | 261 928 057 | 379 430 436 | 44,9 |
10 | Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác | 31 292 576 | 56 984 575 | 82,1 |
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Nga 4 tháng đầu năm 2021 đạt 658 triệu USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2020.Các nhóm hàng nhập khẩu có tốc độ tăng mạnh gồm: hóa chất (137,4%); sản phẩm hóa chất (172,4%), giấy các loại (49%), sắt thép các loại (195,7%), kim loại thường khác (112%), ô tô nguyên chiếc các loại (102,6%), linh kiện, phụ tùng ô tô (353,9%), phương tiện vận tải khác và phụ tùng (54,1%).
Bảng thống kê kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chính của Việt Nam từ Liên Bang Nga bốn tháng đầu năm 2021 STT | Mặt hàng | 4 tháng dầu năm 2020 ĐVT: USD | 4 tháng dầu năm 2021 ĐVT: USD | Tăng/giảm so với cùng kỳ 2020 (%) |
1 | Hàng thủy sản | 36 235 163 | 27 677 664 | -23,6 |
2 | Lúa mì | 54 016 636 | 11 898 135 | -78,0 |
3 | Quặng và các khoáng sản khác | 10 103 692 | 11 225 502 | 11,1 |
4 | Than đá | 203 661 708 | 160 841 186 | -21.0 |
5 | Hóa chất | 8 280 102 | 19 660 310 | 137,4 |
6 | Phân bón các loại | 30 469 340 | 34 266 044 | 12,5 |
7 | Chất dẻo nguyên liệu | 11 558 131 | 15 935 553 | 37,9 |
8 | Sắt thép các loại | 52 512 618 | 155 304 262 | 195,7 |
9 | Kim loại thường khác | 8 967 580 | 19 009 734 | 112,0 |
10 | Ô tô nguyên chiếc các loại | 15 978 238 | 32 371 561 | 102,6 |
Theo thống kê của Hải quan Liên bang Nga, thương mại song phương Việt – Nga 3 tháng đầu năm 2021 đạt 1,425 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga đạt 1,16 tỷ USD, tăng 34,9%; kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Liên bang Nga đạt 265 triệu USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2020.Chế biến sâu là lợi thế khi xuất khẩu nông sản vào Liên Bang NgaViệc xuất khẩu nông sản vào Nga đã có từ lâu nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1,6% trong tổng lượng xuất khẩu nông sản. Trên thực tế, có rất nhiều nông - thủy sản Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu từ phía Nga đề ra nhưng xuất khẩu còn nhiều trở ngại. Cụ thể, hàng Việt Nam vào Nga chịu mức thuế cao, vận tải đường dài nên mất lợi thế cạnh tranh, rào cản kỹ thuật quá chặt chẽ, khó khăn trong chuyển đổi đồng tiền. Bên cạnh đó, ngành chế biến nông sản sau thu hoạch của Việt Nam vẫn kém phát triển chưa theo kịp thế giới... yêu cầu tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, mẫu mã, bao bì sản phẩm cần chào hàng theo đúng quy cách nhập khẩu vào thị trường Nga.
Theo các chuyên gia, muốn đẩy mạnh XK vào Nga, phải thúc đẩy công nghiệp chế biến. Đồng thời, có sự phối hợp giữa nhà nước và DN; trong đó, nhà nước hỗ trợ DN xúc tiến thương mại, đưa ra chính sách; DN phải chủ động đề xuất, phản biện chính sách của nhà nước, tham gia tích cực vào quá trình đàm phán, tham vấn để nhà nước biết được nhu cầu của DN...
Nhiều tiềm năng của nông sản Việt NamTheo số liệu thống kê, 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch XK hàng rau, quả sang thị trường Nga đạt 8,2 triệu USD, tăng 246,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, rau, quả chế biến đạt 6,7 triệu USD, tăng 293,5% so với cùng kỳ năm 2019. Với vị trí địa lý xa, thời gian vận chuyển dài, việc XK rau, quả chế biến sang thị trường này là lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp (DN). Việt Nam là nước cung cấp hàng đầu mặt hàng cà phê vào Nga năm 2019, đạt 154,3 triệu USD, giảm 15,9% so với năm 2018, chiếm 24,5% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Nga, so với 31% năm 2018. Với khoảng cách vị trí địa lý làm tăng chi phí XK, cùng phương thức thanh toán chưa thuận lợi, cà phê Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với cà phê của Braxin, Italia, Đức… do những nước này đang tăng cường XK sang thị trường Nga.Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch XK nhóm hàng nông - lâm - thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga đạt 68,5 triệu USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó, XK rau, quả, gạo, hạt tiêu... tăng mạnh.
| Trích dẫn số liệu từ Thương vụ Việt Nam tại Nga Nguồn: vietnamexport.com Nội dung: có sử dụng, tham khảo từ VCCI -WTO |