Toàn cảnh hội nghị hội nghị về cơ chế chính sách phát triển Cụm Công nghiệp
Dự hội nghị có ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Công thương địa phương; lãnh đạo Sở Công thương các tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ngãi, Cần Thơ, Long An, Bạc Liêu, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Bến Tre và Bình Phước.
Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Nghị định số 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Nghị định 66/2020/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định 68 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp, vướng mắc lớn nhất được các đại biểu tham dự hội nghị đặt ra là về đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, công tác giải phóng mặt bằng, cũng như công tác phối hợp các sở, ngành liên quan…
Ông Nguyễn Thế Nghĩa, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng; chủ đầu tư CCN Minh Hưng 1 và Minh Hưng 2 (Bình Phước) phát biểu tại hội nghị
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương Bộ Công thương: Cả nước hiện có 28 cụm công nghiệp chuyên ngành (tập trung sản xuất kinh doanh phục vụ một loại hình công nghiệp; cụm công nghiệp chuyên ngành do UBND cấp tỉnh/thành phố quyết định thành lập), trong đó tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ (13 cụm). Tổng diện tích 28 cụm công nghiệp chuyên ngành đến năm 2030 là 500 ha; phấn đấu đến hết năm 2030 đưa tỷ lệ lấp đầy bình quân các cụm công nghiệp cả nước lên 90% diện tích đất công nghiệp.
Tỉnh Bình Phước đã quy hoạch 40 cụm công nghiệp, hiện tại có 8 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập, nhưng mới chỉ có 1 cụm công nghiệp Hà Mị đang hoạt động.
Tác giả: Phạm Quang
Ý kiến bạn đọc