Kết quả thực hiện công tác Khuyến công năm 2020 phương hướng nhiệm vụ năm 2021
Đỗ Viết Giang
2021-10-04T08:11:41-04:00
2021-10-04T08:11:41-04:00
https://khuyencongbinhphuoc.gov.vn/Khuyen-cong/ket-qua-thuc-hien-cong-tac-khuyen-cong-nam-2020-phuong-huong-nhiem-vu-nam-2021-867.html
https://khuyencongtayninh.gov.vn/uploads/news/2020_12/z2245631565775_38e14968bedc78738188141725da2c48.jpg
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bình Phước
https://khuyencongbinhphuoc.gov.vn/uploads/logo-kc.png
Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bình Phước (gọi tắt là Trung tâm Khuyến công) là đơn vị sự nghiệp công lập được UBND tỉnh giao thực hiện công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Từ năm 2019, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến công thực hiện theo mô hình mới theo Quyết định số 1133-QĐ/TU của Tỉnh ủy (không bố trí cấp phòng thuộc Trung tâm), tuy bước đầu còn gặp một số khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị liên quan, Sở Công Thương đã sát sao trong công tác chỉ đạo trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các đề án. Trung tâm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Kết quả thực hiện năm 2020: Hoàn thành 12 đề án khuyến công địa phương tập trung vào các lĩnh như: Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu, xây dựng chuyên mục khuyên công; Duy trì trang thông tin điện tử của Trung tâm; Duy trì gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị, với tổng kinh phí thực hiện là: 4.792,98 triệu đồng, trong đó, Khuyến công địa phương hỗ trợ là1.656 triệu đồng, nguồn đối ứng của doanh nghiệp là: 3.137 triệu đồng;
Hoàn thành 01 đề án khuyến công quốc gia điểm “Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Phước phát triển chế biến hạt điều giai đoạn 2021 – 2023”, trong đó: hỗ trợ 20 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc thiết bị; xây dựng 01 mô hình trình diễn kỹ thuật; tổ chức 01 hội nghị tổng kết đánh giá đề án điểm và 01 đề án đầu tư phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm cho 02 cơ sở công nghiệp nông thôn, với tổng kinh phí thực hiện là: 25.131 triệu đồng, trong đó, kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ là: 6.540 triệu đồng, kinh phí đối ứng của đơn vị thụ hưởng là: 18.831 triệu đồng.
- Những mặt được: Từ năm 2019, cơ cấu tổ chức Sở thực hiện theo mô hình mới theo Quyết định số 1133-QĐ/TU của Tỉnh ủy (không bố trí cấp phòng thuộc Trung tâm), tuy bước đầu còn gặp một số khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị liên quan, Sở Công Thương đã sát sao trong công tác chỉ đạo trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các đề án;
Năm 2020, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, hoạt động khuyến công đã thực hiện tốt công tác hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở CNNT góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp;
Các Chương trình khuyến công đã được triển khai đồng bộ, mang lại hiệu quả thiết thực; nội dung hỗ trợ khuyến công luôn gắn với nhu cầu thực tế của các cơ sở CNNT; tạo sự nhìn nhận mới về các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước; thực hiện gắn kết, cầu nối cho doanh nghiệp - doanh nghiệp, doanh nghiệp - Nhà nước, doanh nghiệp - thị trường. Các cơ sở CNNT sau khi được hỗ trợ đã đẩy mạnh sản xuất, phát triển thêm nhiều thị trường mới, thúc đẩy sản xuất công nghiệp nói chung và CNNT nói riêng phát triển theo định hướng của tỉnh;
Hoạt động khuyến công đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; Đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động theo hướng công nghiệp hóa nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
- Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân: Công tác xây dựng kế hoạch, đề xuất các đề án khuyến công còn mang tính nhỏ lẻ, nội dung chưa được đa dạng. Một số nội dung hỗ trợ tính khả thi chưa cao, do đó vẫn còn các đối tượng thụ hưởng phải điều chỉnh trong quá trình triển khai thực hiện;
Nguồn nhân lực làm công tác khuyến công còn thiếu, chưa đáp ứng đủ so với thực tế; chưa có mạng lưới khuyến công viên tại các huyện, thị, thành phố, hiện nay mới có cán bộ của các Phòng Kinh tế/ Kinh tế và Hạ tầng kiêm nhiệm làm công tác khuyến công nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các đề án. Mặt khác, cán bộ phụ trách công tác khuyến công ở cấp huyện thường xuyên thay đổi, không ổn định, do đó việc nắm bắt chính sách khuyến công để tư vấn cho các cơ sở CNNT đăng ký nhu cầu hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công còn hạn chế;
Kinh phí khuyến công của Trung ương và địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ của các cơ sở CNNT. Kinh phí khuyến công hàng năm chưa được bố trí đủ theo Chương trình khuyến công giai đoạn được phê duyệt.
Kế hoạch năm 2021: Trung tâm Khuyến công được UBND tỉnh phê duyệt 15 đề án khuyến công địa phương với tổng kinh phí thực hiện là 4.506 triệu đồng, trong đó, kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ là 2.000 triệu đồng, nguồn đối ứng của đơn vị thụ hưởng là: 2.506 triệu đồng.
Được Bộ Công Thương phê duyệt 01 đề án khuyến công quốc gia điểm “Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Phước phát triển chế biến hạt điều giai đoạn 2021 – 2023” (dự kiến hỗ trợ 10 cơ sở sở CNNT chế biến điều ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại trong chế biến điều; xây dựng 01 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm hạt điều theo công nghệ mới; hỗ trợ đầu tư 02 phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm điều), với tổng kinh phí thực hiện là 34.560 triệu đồng, trong đó, khuyến công quốc gia đề nghị hỗ trợ là: 4.140 triệu đồng, nguồn đối ứng của đơn vị thụ hưởng là: 30.420 triệu đồng.