Bác vui vẻ nói tiếp: “Đã bao nhiêu năm nay, chiếc kim đồng hồ vẫn chạy để chỉ cho ta biết giờ giấc, chữ số trên mặt vẫn đứng yên một chỗ, bộ máy vẫn hoạt động đều đặn bên trong. Tất cả đều nhịp nhàng làm việc theo sự phân công ấy”.
Ngừng một lát Bác nói tiếp: “Thế mà ngày nay, bỗng nhiên chiếc kim kêu lên: tôi chạy mãi hết ngày này qua tháng khác, mỏi chân lắm rồi, phải cho tôi nghỉ. Chữ số thì đua nhau la lớn: tôi đứng mãi một chỗ, chùn chân lắm, phải cho tôi chạy. Bộ máy bên trong thì than thở: tôi ở mãi trong này, chẳng ai biết đến công việc âm thầm của tôi, phải cho tôi ra ngoài. Thế là kim thì đứng, chữ số thì chạy linh tinh theo sở thích, bộ máy bên trong thì nhảy ra ngoài”.
Các anh em thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có còn là chiếc đồng hồ được không?
Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm nhuần, tự đánh tan được những suy nghĩ riêng tư của mình. Sau buổi nói chuyện của Bác, anh em đều hiểu ý Bác dạy: Việc gì cách mạng phân công phải yên tâm hoàn thành.
Ngày 24/5/1959, trong dịp đến thăm trường Đại học Nông lâm Hà Nội, Bác đã mượn hình ảnh chiếc đồng hồ quả quýt làm ví dụ để giáo dục, động viên, truyền động lực cho những sinh viên. Và Bác cũng đã lấy trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi mọi người từng bộ phận của đồng hồ. Sau đó, Bác kết luận rằng mỗi bộ phận có chức năng làm việc riêng, có thể người ngoài không thấy được nhưng đều có nhiệm vụ làm cho đồng hồ chạy và chỉ đúng giờ. Ngoài xã hội cũng vậy, sau khi học xong ra phục vụ xã hội các ngành nghề đều ngang như nhau, không ai cao sang hơn ai, cho nên các cháu phải cố gắng yên tâm học tập, học tập cho thật giỏi để trở thành kỹ sư nông nghiệp giỏi phục vụ nền nông nghiệp nước nhà.
Tác giả: Tư vấn
Nguồn tin: (Sưu tầm)
Ý kiến bạn đọc