Các đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Bình Phước
Lãnh đạo Sở Công Thương cùng đại diện các sở, ngành liên quan tham dự tại điểm cầu Bình Phước.
Mục tiêu của đề án nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại thuộc Chính phủ; tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại và doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên cơ sở hình thành, phát triển Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; nâng cao nhận thức và năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển ngoại thương và thương mại trong nước, góp phần tái cơ cấu ngành công thương.
Đề án phấn đấu đến năm 2030 sẽ hoàn thiện, phát triển Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số với 75% các tổ chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp được cấp tài khoản thường xuyên hoạt động, tìm kiếm, cung cấp, chia sẻ thông tin trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; 50% các dịch vụ kết nối thị trường của doanh nghiệp được thực hiện trên hệ sinh thái; hỗ trợ 1 triệu lượt doanh nghiệp.
Đồng thời, cơ sở dữ liệu chuyên ngành xúc tiến thương mại và 20 ngành hàng xuất khẩu chủ lực được hoàn thiện, mở rộng kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu của 20 thị trường xuất khẩu trọng điểm; 60% số lượng hội chợ, triển lãm được tổ chức trên môi trường số; 100% tổ chức xúc tiến thương mại và trên 500.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sử dụng, khai thác, vận hành các nền tảng dùng chung và chia sẻ dữ liệu với Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; 100% thủ tục hành chính lĩnh vực xúc tiến thương mại đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề án đưa ra 3 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu, gồm: Xây dựng và phát triển Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; hoàn thiện cơ chế chính sách; nâng cao nhận thức, năng lực của các tổ chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp.
Ý kiến bạn đọc