Tận dụng hiệu quả EVFTA, mở đường cho hàng Việt chinh phục Bắc Âu

Thứ hai - 03/01/2022 08:51 484 0
Hiệp định EVFTA có hiệu lực và đi vào thực thi từ tháng 8/2020, đã và đang mang lại lợi thế cạnh tranh cho hàng Việt Nam tại EU nói chung và khu vực Bắc Âu nói riêng.
Tận dụng hiệu quả EVFTA, mở đường cho hàng Việt chinh phục Bắc Âu

Thương vụ Việt Nam tại thị trường Thuỵ Điển, kiêm nhiệm Bắc Âu đã và đang triển khai nhiều hoạt động để đưa hàng Việt từng bước thâm nhập thành công vào khu vực này. Phóng viên báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu xung quanh vấn đề này.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đã có hiệu lực được hơn 1 năm. Đến thời điểm này, bà đánh giá ra sao về tác động của hiệp định này đối với hàng hoá Việt Nam sang khu vực Bắc Âu? Đâu là những mặt hàng đang là thế mạnh của Việt Nam tại chuỗi phân phối khu vực Bắc Âu?

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh châu Âu (EVFTA) đã chính thức đi vào thực thi từ tháng 8/2020. Do thời gian đi vào thực thi đúng lúc kinh tế cả thế giới lao đao vì bệnh dịch Covid-19 nên rất khó có thể đánh giá chính xác về tác động thực sự của Hiệp định. Nhưng có thể khẳng định, Hiệp định đã, đang, và sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước, mang lại lợi thế cạnh tranh cho hàng Việt Nam.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Bắc Âu (gồm Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy, Iceland, và Latvia) đạt 1,86 tỷ USD. 10 tháng năm 2021, con số này đạt 1,74 tỷ USD, tăng 0,04% so với cùng kỳ.

Tận dụng hiệu quả EVFTA, mở đường cho hàng Việt chinh phục Bắc Âu
Bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý

Mặt hàng tăng trưởng rõ rệt nhất trong mấy năm gần đây là mặt hàng gạo. Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, lượng nhập khẩu gạo của Thuỵ Điển từ Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Trong 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt khoảng 1,6 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi trước năm 2019, con số này chỉ vài chục ngàn cho đến hơn 100.000 USD.

Trong số các quốc gia xuất khẩu gạo vào Thuỵ Điển trong năm nay, chỉ có Việt Nam, Hoa Kỳ và Na Uy là có mức tăng trưởng dương, còn lại các quốc gia khác đều có mức tăng trưởng âm trong 9 tháng 2021. Nguyên nhân là do tác động tích cực của Hiệp định EVFTA, mặt hàng gạo của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, Thương vụ cũng đã tích cực xúc tiến thương mại mặt hàng gạo, tuyên truyền, vận động doanh nghiệp nhập khẩu gạo Việt Nam để được hưởng lợi thuế quan.

Đối với nhóm hàng may mặc và phụ kiện quần áo, nhập khẩu của Thuỵ Điển từ Việt Nam trong 9 tháng 2021 tăng 32% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, Thuỵ Điển cũng tăng cường nhập khẩu từ Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc và Indonesia. Đặc biệt, có hai thị trường mới nổi trong năm nay với mức tăng trưởng đột biến là Malaysia với mức tăng trưởng là 173%, và Thái Lan với mức tăng trưởng là 244%.

Đối với mặt hàng giày dép, các đối thủ cạnh tranh truyền thống của ta tại thị trường Thuỵ Điển như Bangladesh, Campuchia, Indonesia đều sụt giảm kim ngạch từ 10% đến 19%. Ngay cả Trung Quốc, xuất khẩu giày dép hàng đầu vào Thuỵ Điển cũng giảm 2% trong 9 tháng năm nay. Trong khi Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng dương mặc dù không nhiều nhưng cũng là dấu hiệu tích cực.

Tận dụng hiệu quả EVFTA, mở đường cho hàng Việt chinh phục Bắc Âu
Gạo Việt Nam là một trong những mặt hàng được thị trường Thuỵ Điển ưa chuộng

Năm 2021, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến rất phức tạp. Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển đã có giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu?

Từ đầu năm 2020 đến nay, hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp gặp rất nhiều khó khăn do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Để kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển đã triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, đổi mới công tác xúc tiến thương mại, và tăng cường cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.

Trang website Thị trường Bắc Âu của Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển đã dần quen thuộc với các doanh nghiệp Việt Nam với các thông tin đầy đủ về thị trường. Trong 2 năm vừa qua, Thương vụ đã xuất bản 14 cuốn sách điện tử về từng thị trường Bắc Âu và một số ngành hàng tiêu biểu của Việt Nam như nông sản, cà phê, thực phẩm hữu cơ, nhựa và các sản phẩm nhựa, giày dép… Thương vụ cũng sử dụng trang website tiếng Anh để giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam và quảng cáo cho doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam đến các doanh nghiệp Bắc Âu.

Các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến cũng được đẩy mạnh như phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy, Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan Đổi mới Na Uy tổ chức tọa đàm “Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Na Uy trong tình hình mới”. Bên lề buổi tọa đàm, 7 phòng giao thương trực tuyến với 44 cuộc gặp riêng giữa các doanh nghiệp đã được thực hiện; Tổ chức Phiên tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, áp dụng các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Bắc Âu. Phiên tham vấn đã thu hút hơn 100 doanh nghiệp tham dự và 33 doanh nghiệp đăng ký được tư vấn riêng...; Tổ chức phiên giao thương giữa doanh nghiệp Thuỵ Điển và doanh nghiệp Tỉnh Yên Bái và nhiều hoạt động trực tuyến khác.

Thương vụ cũng thường xuyên tham gia hội chợ trong các lĩnh vực thực phẩm, cà phê, xây dựng, công nghiệp để xúc tiến thương mại.

Được biết, năm 2021, Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Thuỵ Điển đã chính thức được thành lập. Bà có kỳ vọng Hội sẽ có đóng góp ra sao cho việc thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam sang khu vực Bắc Âu? Thương vụ và Hội đã, đang và sẽ triển khai những giải pháp gì để hỗ trợ hàng Việt Nam sang thị trường Bắc Âu?

Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển có Tên tiếng Thụy Điển là Vietnamesiska Handelsförening I Sverige, được chính thức cấp phép bởi nhà nước Thụy Điển vào ngày 9/9/2020. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên ngày 28/11/2021, Hội mới chính thức ra mắt tại Thuỵ Điển.

Thương vụ luôn coi việc gắn kết với cộng đồng, đưa hàng Việt Nam tiêu thụ tại Thuỵ Điển nói riêng và khu vực Bắc Âu nói chung là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Không như ở nhiều nước khác, các kho thực phẩm hàng Á châu chủ yếu do người Trung Quốc, người Thái làm chủ, thì ở đây, các kho hàng này lại chủ yếu do người Việt chúng ta làm chủ. Việc thành lập Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thuỵ Điển sẽ giúp tạo ra mạng lưới doanh nghiệp rộng khắp, đoàn kết, tương trợ, là sân chơi cho cộng đồng giao lưu, học hỏi và cũng để kết nối kinh doanh hai đầu Việt Nam và Thụy Điển.

Ngay sau khi ra mắt, hoạt động kết hợp đầu tiên giữa Hội và Thương vụ là hội thảo tư vấn trực tuyến cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm vào thị trường Bắc Âu diễn ra ngày 3/12/2021.

Trong năm 2022, chúng tôi dự kiến sẽ tổ chức đưa các doanh nghiệp nhập khẩu hàng thực phẩm Á châu về Việt Nam mua hàng. Đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn hàng, chia sẻ kinh nghiệm để hàng Việt Nam tiếp cận tốt hơn thị trường Thuỵ Điển.

Thương vụ hy vọng Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thuỵ Điển sẽ là cầu nối để đưa hàng Việt vào thị trường Bắc Âu, không chỉ là hàng nông sản, thực phẩm mà dần mở rộng ra các mặt hàng khác.

Trong năm 2022, Thương vụ sẽ triển khai những giải pháp gì nhằm tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam sang khu vực Bắc Âu? Đâu là những mặt hàng trọng tâm được thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này trong năm 2022?

Nếu tình hình bệnh dịch được kiểm soát, năm 2022 được kỳ vọng là năm phục hồi kinh tế theo chu kỳ, nhu cầu tiêu dùng tăng cao sau thời gian dài bị kìm nén. Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu năm 2022 được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Nhu cầu tiêu dùng tăng cao nhưng gián đoạn nguồn cung, cùng với giá năng lượng, vận chuyển, tình trạng thiếu hụt lao động, nếu vẫn tiếp diễn như hiện tại, sẽ tiếp tục đẩy giá hàng hóa, dịch vụ tăng cao gây lạm phát, suy thoái kinh tế, ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu.

Tận dụng hiệu quả EVFTA, mở đường cho hàng Việt chinh phục Bắc Âu
Gạo Việt Nam tại kho hàng của doanh nghiệp Thuỵ Điển

Thị trường Bắc Âu là thị trường nhỏ và xa. Trong bối cảnh đứt gãy cung cầu, giá vận chuyển tăng cao, các doanh nghiệp nhập khẩu với đơn hàng nhỏ sẽ chuyển hướng nhập khẩu từ các đầu mối lớn ở trung tâm châu Âu, thay vì nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam.

Với nhân lực và nguồn lực hạn chế, trong năm 2022, định hướng xúc tiến thương mại của Thương vụ tập trung vào các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu lớn, không xúc tiến tràn lan, đồng thời tăng cường quảng bá hình ảnh hàng Việt Nam nói chung để hàng Việt hiện diện ngày càng nhiều tại khu vực Bắc Âu.

Để hỗ trợ cho xuất khẩu hàng Việt vào Bắc Âu, xúc tiến thương mại trực tuyến vẫn được tiếp tục ưu tiên trong năm 2022. Ngoài ra, năm 2022 là năm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Latvia. Thương vụ sẽ ưu tiên triển khai một số hoạt động tại thị trường này.

Dự kiến, một số các hoạt động chính sẽ được triển khai gồm phối hợp với Bộ Kinh tế Latvia tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Latvia; Phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại tổ chức đoàn xúc tiến thương mại khu vực Bắc Âu; Phối hợp với Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển tổ chức đoàn doanh nghiệp nhập khẩu hàng thực phẩm Á châu về Việt Nam mua hàng; Tổ chức chương trình xúc tiến thương mại như tuần hàng Việt Nam; Tham gia các hội chợ chuyên ngành để quảng bá sản phẩm và kết nối giao thương; Tổng hợp danh sách các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu lớn nhất khu vực Bắc Âu và tập trung xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, Thương vụ sẽ triển khai nghiên cứu đề tài khoa học “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Bắc Âu trong bối cảnh thực thi EVFTA”. Các hoạt động khác như phổ biến thông tin thị trường cho các doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường, ngành hàng, tương tác với doanh nghiệp qua website, bản tin hàng tháng, và facebook vẫn tiếp tục được duy trì.

Xin cảm ơn bà!


Phương Lan thực hiện

Nguồn tin: congthuong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

HCM
TRA CCU VB
lcih
ecom
DANG KY DE AN
maill cv
vb

1293/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH: Về việc phê duyệt danh sách sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Phước (lần 7) năm 2024

Thời gian đăng: 29/08/2024

lượt xem: 21 | lượt tải:10

06/2024/TT-BKHĐT

Thông tư: Hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Thời gian đăng: 06/05/2024

lượt xem: 178 | lượt tải:45

06/2024/TT-BKHĐT

Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Thời gian đăng: 28/08/2024

lượt xem: 18 | lượt tải:16

07/2024/TT-BKHĐT

Thông tư số 07/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quy định chi tiết mẫu hồ sơ yêu cầu, báo cáo đánh giá, báo cáo thẩm định, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu

Thời gian đăng: 28/08/2024

lượt xem: 16 | lượt tải:15

149/KH-BTC

Kế hoạch Tổ chức Hội chợ trái cây và hàng nông sản tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 24/04/2024

lượt xem: 236 | lượt tải:49
Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm107
  • Hôm nay25,090
  • Tháng hiện tại160,720
  • Tổng lượt truy cập8,781,105
Bộ CT
CCNDP
TINH BIN HPHUOC
SO CT
GỬI BAI
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây