Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bình Phướchttps://khuyencongbinhphuoc.gov.vn/uploads/logo-kc.png
Thứ ba - 24/10/2023 10:386360
Kinh phí khuyến công của Bình Phước đã phát huy tốt vai trò “vốn mồi” thu hút lượng lớn vốn đối ứng từ các cơ sở công nghiệp nông thôn.
Năm 2023, Bình Phước được phê duyệt 7 đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong chế biến điều, chế biến gạo, sản xuất rượu và cơ khí với tổng kinh phí thực hiện 2, 490 tỷ đồng, trong đó khuyến công hỗ trợ 1,128 tỷ đồng, nguồn đối ứng của đơn vị thụ hưởng 1,362 tỷ đồng.
Mới đây, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bình Phước đã phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu hoàn thành 4 đề án, gồm: Ứng dụng 1 máy khử Andehit trong chế biến rượu, model 2023, công suất 300 lít rượu/giờ; ứng dụng 1 máy cán tôn 3 tầng 11 sóng trong sản xuất tấm lợp kim loại; ứng dụng 1 máy xay xát gạo, model 6LN-15/15SF, công suất 1.000 kg/ giờ và ứng dụng 1 máy bắn màu trong chế biến hạt điều xuất khẩu, model TCS-2T, công suất 2 – 3 tấn/ giờ.
Theo phản ánh của các đơn vị thụ hưởng, các đề án được triển khai đã hỗ trợ đáng kể cơ sở nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và tạo được vị trí trên thị trường. Các đơn vị thụ hưởng mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn nữa từ chương trình khuyến công cho các nội dung phát triển sản phẩm, xúc tiến mở rộng thị trường.
Không chỉ năm 2023, theo báo cáo từ Sở Công Thương Bình Phước, hơn 10 năm qua, khuyến công luôn là công tác được địa phương quan tâm, đầu tư triển khai thực hiện. Theo thống kê, Bình Phước đã triển khai thực hiện 280 đề án (gồm 50 đề án khuyến công quốc gia và 230 đề án khuyến công địa phương) với tổng kinh phí thực hiện 54,4 tỷ đồng.
Địa phương cũng tổ chức 6 kỳ bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh với 108 lượt sản phẩm được bình chọn; tổ chức và hỗ trợ cho các cơ sở tham gia 5 kỳ bình chọn cấp khu vực, có 47 lượt sản phẩm được bình chọn và 4 kỳ bình chọn cấp quốc gia, có 18 lượt sản phẩm được bình chọn.
Đáng nói, các chương trình, đề án thu hút khoảng 1.243,5 tỷ đồng kinh phí đối ứng đầu tư của các cơ sở công nghiệp nông thôn. Đây là nguồn vốn không hề nhỏ, minh chứng được hiệu quả, sức hút của chương trình khuyến công.
Các đề án được triển khai tập trung vào những ngành nghề thế mạnh, do đó hiệu quả đạt được rất khả quan, có tính lan tỏa cao.
Mặt khác, Sở Công thương đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp chủ động phối hợp các các đơn vị liên quan tham mưu về các chính sách hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn, các chương trình, đề án khuyến công cho từng giai đoạn, hàng năm, phù hợp với khả năng, nguồn lực của tỉnh; kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở công nghiệp nông thôn; tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực từ nguồn khuyến công quốc gia, nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu của các cơ sở công nghiệp nông thôn; trong đó tập trung chủ yếu là hỗ trợ đổi mới công nghệ thiết bị trong sản xuất, phát triển sản phẩm, tạo ra sản phẩm có năng lực cạnh tranh trên thị trường, tiến tới đẩy mạnh sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
Từ sự hỗ trợ bởi chính sách khuyến công, đến nay các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh đã không ngừng lớn mạnh, tự khẳng định chính mình, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều, đa dạng về mẫu mã; chất lượng sản phẩm được nâng cao gắn với nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa, sản phẩm có giá cả cạnh tranh thích ứng với nhu cầu của thị trường, từng bước phát triển bền vững, định hướng xuất khẩu ra nước ngoài.
Để phát huy những hiệu quả đã đạt được trong công tác khuyến công, thời gian tới Sở Công Thương Bình Phước tập trung vận dụng mọi nguồn lực cho thực hiện các chương trình, đề án khuyến công; sử dụng hiệu quả cao nhất nguồn kinh phí được giao hàng năm.
Hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có sản phẩm tiêu biểu xây dựng và đăng ký thương hiệu, mở rộng sản xuất, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại.
Khuyến khích cơ sở nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ vào sản xuất công nghiệp nông thôn. Ưu tiên, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn đổi mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, giảm sức lao động thủ công, xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường, đẩy mạnh thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
Thông tư số 07/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quy định chi tiết mẫu hồ sơ yêu cầu, báo cáo đánh giá, báo cáo thẩm định, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu