Kết quả PCI Bình Phước năm 2014 Tập trung cải thiện chỉ số “chi phí không chính thức”

Thứ năm - 12/11/2015 22:06 7.785 0

Kết quả PCI Bình Phước năm 2014 Tập trung cải thiện chỉ số “chi phí không chính thức”

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014 tỉnh Bình Phước đạt 57,79 điểm, xếp hạng 38/63 tỉnh thành, giảm 3 bậc so với năm 2013. Đáng quan tâm là chỉ số “Chi phí không chính thức” số diểm và xếp hạng giảm liên tục trong 3 năm liền (2012, 2013, 2014 từ số điểm 7,1 xếp hạng 15 xuống còn số điểm 5,23 xếp hạng 30.
Nỗ lực của lãnh đạo tỉnh.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), được xây dựng trên cơ sở đánh giá của doanh nghiệp (DN); là chỉ số đo lường và xếp hạng điều hành của lãnh đạo tỉnh, dựa trên môi trường kinh doanh và chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân. 
 


Toàn cảnh hội nghị
 
Trong những năm qua lãnh đạo tỉnh đã rất quan tâm đến công tác cải thiện chỉ số PCI. Xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh để cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho DN phát triển sản xuất kinh doanh. Năm 2008, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh . Đồng thời, tỉnh thành lập Tổ công tác PCI do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng; Giám đốc Sở Công Thương làm Tổ phó Thường trực và phân công các thành viên phụ trách từng chỉ số thành phần. Trong đó, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh (nay là Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy) phụ trách chỉ số thành phần: “Chi phí không chính thức”. Tổ công tác đã thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện của các sở ngành, địa phương.  Đến năm 2013, Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc thực hiện Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

 Do vậy, điểm số PCI của tỉnh đã tăng liên tục qua các năm, từ năm 2009 đưa tỉnh luôn ở nhóm “điều hành khá” của cả nước.
 
 Kết quả điểm số PCI tỉnh Bình Phước qua các năm
Năm Điểm tổng hợp
có trọng số
Kết quả
xếp hạng
Xếp hạng
nhóm điều hành
2007 50,37 49/64 Trung bình
2008 53,71 32/64 Trung bình
2009 56,15 42 Khá
2010 57,24 36 Khá
2011 65,87 8 Tốt
2012 55,82 39 Khá
2013 57,47 35 Khá
2014 57,79 38 Khá

Đánh giá chung về “Chi phí không chính thức” 

Theo báo cáo kết quả xếp hạng PCI năm 2014 được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 16/4 cho thấy gánh nặng “Chi phí không chính thức” ngày càng tăng với DN. Trong các chỉ số thành phần cấu thành PCI, điểm dành cho chí số “Chi phí không chính thức” có sự sụt giảm đáng lo ngại nhất và cũng là vấn đề được cộng đồng DN tỏ ra bi quan nhất.

Chi phí ngoài lề sau hơn nửa thập kỷ có xu hướng giảm đã quay trở lại ngưỡng cao trong năm 2014. 66% trong số 11.500 DN được hỏi xác nhận có trả loại phí này.

Trong số gần 1.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tham gia khảo sát, 66,2% cho biết phải bỏ tiền bôi trơn để thủ tục được suôn sẻ. Tỷ lệ này tăng cao trở lại trong 3 năm gần đây.

Khi được hỏi “ DN có gặp bất lợi trong đấu thầu nếu từ chối chi tiền hoa hồng” thì 89% trả lời có.

Chỉ số “Chi phí không chính thức” năm 2014 tỉnh Bình Phước

Đánh giá xếp hạng PCI năm 2014, tỉnh Bình Phước chỉ số “Chi phí không chính thức” tiếp tục giảm 1,61 điểm, xuống vị trí 30/63, là năm thứ 3 liên tiếp giảm. Cụ thể:

Có 72,97% DN được hỏi đồng ý rằng: “Doanh nghiệp cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức” so với năm 2013 chỉ có 47,71%;

Có 66,18% DN được hỏi đồng ý rằng: “Tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp khá phổ biến” so với năm 2013 chỉ có 24,27%.

Nguyên nhân

Năm 2014 mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục nhưng vẫn còn ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, phần lớn doanh nghiệp còn gặp khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hơn nữa, cơ chế chính sách của Nhà nước thường thay đổi, làm doanh nghiệp không nắm bắt kịp, nên phải chi khoản “Chi phí không chính thức”;

Hành vi tham nhũng nói chung là hành vi nhạy cảm, do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện với nhiều thủ đoạn, hình thức tinh vi, khó khăn trong việc phát hiện xử lý;

Các doanh nghiệp chưa mạnh dạn tố giác khi bị nhũng nhiễu, do lo sợ bị gây khó khăn nên đã chi thêm để được giải quyết công việc;

Công tác chỉ đạo thực hiện PCI được chú trọng quan tâm ở cấp lãnh đạo tỉnh, nhưng công tác quán triệt, triển khai thực hiện ở một số đơn vị chưa sâu sát;  

Một bộ phận cán bộ, công chức không giữ vững lập trường tư tưởng, tha hóa đạo đức, lối sống. Việc triển khai các giải pháp phòng, chống tham nhũng còn chậm, chưa đồng bộ;

Mối quan hệ phối hợp giữa các ngành với các địa phương trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp có lúc, có nơi chưa tốt.
Một số giải pháp trong thời gian tới.

Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa, mục tiêu của Chương trình PCI; Tiếp tục triển khai đồng bộ nhiệm vụ của các thành viên Tổ Công tác PCI nhằm đưa Bình Phước quay lại “nhóm điều hành tốt”;

Tăng cường kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 30 của Tỉnh ủy và các quy định về cải thiện chỉ số PCI đã ban hành, “nói đi đôi với làm”; Nâng cao vai trò của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu. Tập trung cải thiện các chỉ số thành phần nhạy cảm có chiều hướng đi xuống;

Cán bộ, công chức khi thi hành công vụ phải xác định đúng vị trí của mình là “phục vụ doanh nghiệp”. Từ đó, để cho người dân và doanh nghiệp nhìn nhận tốt hơn về sự điều hành của chính quyền;

Tiếp tục rà soát loại bỏ các thủ tục hành chính trùng lặp, các thủ tục có thể thực hiện quản lý bằng sự ràng buộc đối với các tổ chức tư vấn nghề nghiệp…Xây dựng các quy chế phối hợp giữa các sở ngành và địa phương trong việc thực hiện các thủ tục về đăng ký kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp;

Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, thể hiện sự nghiêm minh của thiết chế pháp lý tại địa phương;

Nâng cao vai trò của Hiệp hội trong việc tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh. Tăng cường tham vấn cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân; công khai minh bạch các quy định, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương;

Xây dựng nội dung, tăng cường kiểm tra thực tế tại các đơn vị. Kết hợp kiểm tra PCI và kiểm tra cải cách thủ tục hành chính và công tác phòng chống tham nhũng.
                           

Tác giả: Vũ Duy Khiên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

HCM
TRA CCU VB
lcih
ecom
DANG KY DE AN
maill cv
vb

332/KH-UBND

KẾ HOẠCH: Triển khai thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giớivà phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàntỉnh Bình Phước năm 2024

Thời gian đăng: 03/11/2024

lượt xem: 21 | lượt tải:15

1259/QĐ-TTg

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thời gian đăng: 29/10/2024

lượt xem: 34 | lượt tải:19

2699/QĐ-BCT

Quyết định quy định về giá bán điện áp dụng từ ngày 11/10/2024

Thời gian đăng: 13/10/2024

lượt xem: 38 | lượt tải:16

1293/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH: Về việc phê duyệt danh sách sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Phước (lần 7) năm 2024

Thời gian đăng: 29/08/2024

lượt xem: 84 | lượt tải:21

06/2024/TT-BKHĐT

Thông tư: Hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Thời gian đăng: 06/05/2024

lượt xem: 344 | lượt tải:54
Thống kê
  • Đang truy cập95
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm90
  • Hôm nay21,815
  • Tháng hiện tại601,564
  • Tổng lượt truy cập10,665,176
Bộ CT
CCNDP
TINH BIN HPHUOC
SO CT
GỬI BAI
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây