Báo cáo tại hội nghị cho biết năm 2014 Bình Phước xếp hạng 38/63 tỉnh thành về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), giảm 3 bậc so năm 2013 (35/63).
Toàn cảnh Hội nghị
Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ số PCI của năm 2014 được phản ánh từ 9.859 doanh nghiệp, doanh dân và 1.491 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để đánh giá xếp hạng. Năm 2014, Bình Phước đạt 57,79 điểm, tăng 0,32 điểm so năm 2013. Xét về các chỉ số thành phần, Bình Phước có 5/10 chỉ số điểm và hạng cùng tăng, nổi bật nhất là chỉ số “gia nhập thị trường” (năm 2014 tăng cao nhất 1,25 điểm và 13 bậc). Ngoài ra, chỉ số “chi phí thời gian thực hiện các quy định của nhà nước” tăng 1,02 điểm và tăng 23 bậc; chỉ số “tính minh bạch và tiếp cận thông tin” tiếp tục tăng, xếp hạng 2/63; “cạnh tranh bình đẳng” tăng 0,46 điểm và 23 bậc; “đào tạo lao động” tăng 0,19 điểm và 7 bậc.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học - Kỹ thuật Hai chỉ số “tiếp cận đất đai”, “tính năng động và tiên phong của lãnh đạo” tuy tăng hạng nhưng điểm số lại giảm so năm 2013. Điều đó cho thấy, các tỉnh khác cũng chững lại và chưa có sự bứt phá mới. Theo bảng xếp hạng chỉ số thành phần, Bình Phước có 2 chỉ số cần phải tập trung tìm rõ nguyên nhân, đó là “chi phí không chính thức” và “thiết chế pháp lý”. Đặc biệt là “chi phí không chính thức” với 3 năm liên tiếp giảm điểm và giảm thứ hạng, đây là chỉ số thành phần rất nhạy cảm với doanh nghiệp.
Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban pháp chế VCCI, Giám đốc dự án PCI - Phát biểu phân tích chỉ số PCI
Tại hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hành động nâng cao chỉ số PCI năm 2014, các đại biểu thống nhất thực hiện 10 giải pháp cải thiện các chỉ số thành phần, trong đó đáng chú ý là giải pháp khắc phục chi phí không chính thức.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Tòng đã chỉ đạo các cơ quan, các cấp, ngành tập trung thực hiện tốt hơn nữa nhằm góp phần nâng cao chỉ số PCI của tỉnh. Các cấp ủy đảng cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về cải cách hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển tại địa phương; tăng cường đối thoại giữa chính quyền, cơ quan chức năng với doanh nghiệp, người dân. Các ngành, địa phương phải chủ động, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và người dân; làm rõ những mặt hạn chế, thiếu sót gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh trong thời gian tới.