Theo đó, trong giai đoạn 2011-2015 khuyến công Bình Phước đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp một cách bền vững; góp phần thực hiện chương trình đột phá về chuyển dịch cơ cấu của tỉnh; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động theo hướng công nghiệp hóa và thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 của tỉnh; bình quân 2.428 triệu đồng/năm góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT) nói riêng đạt tốc độ tăng trưởng theo mục tiêu đề ra.
Trên cơ sở kết quả đạt được của Chương trình khuyến công giai đoạn 2011-2015, Chương trình khuyến công giai đoạn 2016-2020 đề ra mục tiêu với tổng kinh phí thực hiện Chương trình khuyến công giai đoạn 2016-2020 là: 126,34 tỷ đồng, trong đó: Kinh phí khuyến công quốc gia: 18,8 tỷ đồng. Kinh phí khuyến công địa phương (cấp tỉnh): 18,54 tỷ đồng. Nguồn khác: 89 tỷ đồng (bao gồm tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân và nguồn đối ứng của đơn vị thụ hưởng).
Trong đó, hỗ trợ đào tạo và truyền nghề cho 750 lao động theo nhu cầu của các cơ sở CNNT; hỗ trợ thành lập mới cho 100 doanh nghiệp và 1.000 học viên tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý và nâng cao nhận thức về lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; Xây dựng 5 mô hình trình diễn kỹ thuật áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới; hỗ trợ 100 cơ sở CNNT đổi mới công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất sản phẩm; Tổ chức cho 200 lượt cơ sở CNNT tham gia Hội chợ triển lãm và đăng ký thương hiệu cho 13 cơ sở CNNT; Lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý chất thải cho 04 cụm công nghiệp; Thông tin tuyên truyền sâu rộng trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động khuyến công, đặc biệt là nhận thức về lợi ích áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; Hoàn thiện quy trình quản lý và nâng cao năng lực tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công các cấp.
Các giải pháp đẩy nhanh thực hiện hiệu quả chương trình khuyến công trong giai đoạn 2016-2020.
Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động khuyến công địa phương; Thường xuyên rà soát cơ chế, chính sách đã ban hành để bổ sung điều chỉnh cho phù hợp; Tăng cương công tác tuyên truyền phổ biến rộng rãi các chủ trương, chính sách của nhà nước để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, hướng dẫn hoạt động khuyến công để nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến công từ cấp tỉnh đến huyện, thị; từ cấp huyện thị đến xã, phường, thị trấn. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị chuyên ngành, điều kiện vật chất, điều kiện làm việc phục vụ cho công tác khuyến công; Từng bước thành lập các Chi nhánh Khuyến công cấp huyện, thị. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực tổ chức thực hiện cho đội ngũ cán bộ làm công tác Khuyến công. Thiết lập và tăng cường các hoạt động phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và các cá nhân nhằm thực hiện tốt chương trình.