Phương pháp đánh giá PCI

Thứ ba - 06/01/2015 21:36 2.565 0

Tóm tắt phương pháp: Chỉ số PCI được xây dựng theo quy trình 3 bước gọi tắt là “3T”: 1) thu thập dữ liệu điều tra doanh nghiệp bằng phiếu hỏi và dữ liệu từ các nguồn đã công bố, 2) tính toán 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa kết quả theo thang điểm 10, và 3) tính trọng số cho chỉ số PCI trung bình của 10 chỉ số thành phần trên thang điểm 100.

Mẫu khảo sát: Chỉ số PCI năm nay tiếp tục sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên nhằm phản ánh chính xác đặc điểm của các doanh nghiệp tại tỉnh. Mẫu được phân tầng nhằm đảm bảo tính đại diện về thời gian hoạt động, loại hình pháp lý, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp.10 chỉ số thành phần bao gồm:


1. Chi phí gia nhập thị trường

Chỉ số này được xây dựng nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh với nhau. Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm:

- Thời gian đăng ký doanh nghiệp - số ngày
- Thời gian thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp - số ngày
- % Doanh nghiệp cần thêm giấy phép kinh doanh khác
- Tổng số giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để chính thức hoạt động (sau 2010)
- Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất
- % DN phải chờ hơn một tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để chính thức hoạt động
- % DN phải chờ hơn ba tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để chính thức hoạt động
- % DN đăng ký hoặc sửa đổi đăng ký kinh doanh thông qua bộ phận Một cửa CHỈ TIÊU MỚI
- Thủ tục tại bộ phận Một cửa được niêm yết công khai CHỈ TIÊU MỚI
- Hướng dẫn về thủ tục tại bộ phận Một cửa rõ ràng và đầy đủ CHỈ TIÊU MỚI
- Cán bộ tại bộ phận Một cửa am hiểu về chuyên môn (% đồng ý) CHỈ TIÊU MỚI
- Cán bộ tại bộ phận Một cửa nhiệt tình, thân thiện (% đồng ý) CHỈ TIÊU MỚI
- Ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận Một cửa tốt (% đồng ý) CHỈ TIÊU MỚI
- Không có lập luận nào ở trên là đúng (% đồng ý) CHỈ TIÊU MỚI

 

2. Tiếp cận đất đai và Sự ổn định trong sử dụng đất

Đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải đối mặt: việc tiếp cận đất đai có dễ dàng không và doanh nghiệp có thấy yên tâm và được đảm bảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không, gồm

- % doanh nghiệp có mặt bằng kinh doanh và có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất
- % diện tích đất trong tỉnh có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh không gặp cản trở về tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh
- Doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1: Rất cao đến 5: Rất thấp)
- Nếu bị thu hồi đất, doanh nghiệp sẽ được bồi thường thỏa đáng (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên)
- Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi của giá thị trường (% Đồng ý). 
- % DN thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong vòng 2 năm qua nhưng không gặp bất kỳ khó khăn nào về thủ tục CHỈ TIÊU MỚI
- % DN có nhu cầu được cấp GCNQSDĐ nhưng không có do thủ tục hành chính rườm rà/ lo ngại cán bộ nhũng nhiễu CHỈ TIÊU MỚI

 

3. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách công bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới có được tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp.

- Tiếp cận tài liệu quy hoạch (1: tiếp cận dễ dàng; 5: không thể tiếp cận)
- Tiếp cận tài liệu pháp lý (1: tiếp cận dễ dàng; 5: không thể tiếp cận)
- Cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh (% Rất quan trọng hoặc Quan trọng)
- Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh (% Hoàn toàn đồng ý hoặc Đồng ý)
- Khả năng có thể dự đoán được trong thực thi của tỉnh đối với quy định pháp luật của Trung ương (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên)
- % Doanh nghiệp tham gia góp ý kiến về quy định, chính sách của Nhà nước
- Độ mở và chất lượng của trang web tỉnh
- Vai trò của các hiệp hội DN địa phương trong việc xây dựng và phản biện chính sách, quy định của tỉnh (% quan trọng hoặc vô cùng quan trọng)
- % DN truy cập vào website của UBND tỉnh CHỈ TIÊU MỚI
- Các tài liệu về ngân sách đủ chi tiết để DN sử dụng cho hoạt động kinh doanh (% Đồng ý) CHỈ TIÊU MỚI
- Các tài liệu về ngân sách được công bố ngay sau khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt (% Đồng ý) CHỈ TIÊU MỚI

 

4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

Đo lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước của địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra.

- % doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước
- Số cuộc thanh tra, kiểm tra trung vị (tất cả các cơ quan)
- Số giờ trung vị làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế 
- Cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả hơn (% Đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý) 
- Cán bộ nhà nước thân thiện (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý) CHỈ TIÊU MỚI
- DN không cần phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý) CHỈ TIÊU MỚI
- Thủ tục giấy tờ đơn giản (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý) CHỈ TIÊU MỚI
- Phí, lệ phí được công khai (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý) CHỈ TIÊU MỚI
- Không thấy bất kì sự thay đổi đáng kể nào (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý) CHỈ TIÊU MỚI

 

5. Chi phí không chính thức

Đo lường các khoản chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả và các trở ngại do những chi phí không chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc trả những khoản chi phí không chính thức có đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụng các quy định của địa phương để trục lợi hay không

- Các DN cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
- % doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức
- Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN là phổ biến (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
- Công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí không chính thức (% thường xuyên hoặc luôn luôn)
- Các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý) CHỈ TIÊU MỚI

 

6. Cạnh tranh bình đẳng – Chỉ số thành phần mới

- Việc tỉnh ưu ái cho các tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp của ban” (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
- Thuận lợi trong tiếp cận đất đai là đặc quyền dành cho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý)
- Thuận lợi trong tiếp cận các khoản tín dụng là đặc quyền dành cho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý)
- Thuận lợi trong cấp phép khai thác khoáng sản là đặc quyền dành cho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý)
- Thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản hơn là đặc quyền dành cho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý)
- Dễ dàng có được các hợp đồng từ cơ quan Nhà nước là đặc quyền dành cho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý)
- Tỉnh ưu tiên giải quyết các vấn đề, khó khăn cho DN nước ngoài hơn là DN trong nước (% đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
- Tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là phát triển khu vực tư nhân (% đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
- Thuận lợi trong việc tiếp cận đất đai là đặc quyền dành cho các doanh nghiệp FDI (% đồng ý)
- Miễn giảm thuế TNDN là đăc quyền dành cho các doanh nghiệp FDI (% đồng ý)
- Thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản hơn là đặc quyền dành cho các doanh nghiệp FDI (% đồng ý)
- Hoạt động của các doanh nghiệp FDI nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ hơn từ tỉnh (% đồng ý)
- "Hợp đồng, đất đai,… và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các DN có liên kết chặt chẽ với chính quyền tỉnh” (% đồng ý)
- Ưu đãi với các công ty lớn (nhà nước và tư nhân) là trở ngại cho hoạt động kinh doanh của bản thân DN (% đồng ý)

 

7. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

Đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

- Cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân (% Tích cực hoặc Rất tích cực)
- UBND tỉnh linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)
- UBND tỉnh rất năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)
- Có những sáng kiến hay ở cấp tỉnh nhưng chưa được thực thi tốt ở các Sở, ngành (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)
- Lãnh đạo tỉnh có chủ trương, chính sách đúng đắn nhưng không được thực hiện tốt ở cấp huyện (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)
- Phản ứng của tỉnh khi có điểm chưa rõ trong chính sách/văn bản trung ương: “trì hoãn thực hiện và xin ý kiến chỉ đạo” và “không làm gì” (% lựa chọn)

 

8. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

Chỉ số này trước kia có tên gọi là Chính sách phát triển kinh tế tư nhân, dùng để đo lường các dịch vụ của tỉnh để phát triển khu vực tư nhân như xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, phát triển các khu/cụm công nghiệp tại địa phương và cung cấp các dịch vụ công nghệ cho doanh nghiệp.

- Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng ký tổ chức cho năm nay.
- Tỉ lệ số nhà cung cấp dịch vụ trên tổng số DN (%)
- Tỉ lệ số nhà cung cấp dịch vụ tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài trên tổng số nhà cung cấp dịch vụ (%)
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường (%) 
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường (%) 
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường (%) 
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ tư vấn về pháp luật (%) 
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tư vấn về pháp luật (%) 
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ tư vấn về pháp luật (%) 
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%) 
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%) 
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%) 
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại (%) 
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ xúc tiến thương mại (%) v - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại (%) 
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%) 
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%) 
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%) 
- DN đã từng sử dụng dịch vụ đào tạo về kế toán và tài chính(%) CHỈ TIÊU MỚI
- DN đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ đào tạo về kế toán và tài chính (%) CHỈ TIÊU MỚI
- DN có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ đào tạo về kế toán và tài chính (%) CHỈ TIÊU MỚI
- DN đã từng sử dụng dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh (%) CHỈ TIÊU MỚI
- DN đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh (%) CHỈ TIÊU MỚI
- DN có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh (%) CHỈ TIÊU MỚI

 

9. Đào tạo lao động

Đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm.

- Dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung cấp: Giáo dục phổ thông (% Rất tốt hoặc Tốt)
- Dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung cấp: Giáo dục hướng nghiệp dạy nghề (% Rất tốt hoặc Tốt)
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm (%) 
- Doanh nghiệp đã sử dụng dịch nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm (%) 
- Doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm (%) 
- % tổng chi phí kinh doanh dành cho đào tạo lao động 
- % tổng chi phí kinh doanh dành cho tuyển dụng lao động 
- Mức độ hài lòng với lao động (% đồng ý rằng lao động đáp ứng được nhu cầu sử dụng của DN) 
- Tỉ lệ người lao động tốt nghiệp trường đào tạo nghề/số lao động chưa qua đào tạo (%) (BLĐTBXH)
- Tỉ lệ lao động tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo nghề ngắn và dài hạn trên tổng lực lượng lao động (%)
- % số lao động của DN đã hoàn thành khóa đào tạo tại các trường dạy nghề CHỈ TIÊU MỚI

 

10. Thiết chế pháp lý

Đo lường lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với hệ thống tòa án, tư pháp của tỉnh, liệu các thiết chế pháp lý này có được doanh nghiệp xem là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương.

- Hệ thống pháp luật có cơ chế giúp DN tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ (% thường xuyên hoặc luôn luôn)
- Doanh nghiệp tin tưởng và khả năng bảo vệ của pháp luật về vấn đề bản quyền hoặc thực thi hợp đồng (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
- Số lượng các vụ tranh chấp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Tòa án kinh tế cấp tỉnh xét xử trên 100 doanh nghiệp
- Doanh nghiệp sử dụng tòa án hoặc các thiết chế pháp lý khác để giải quyết tranh chấp (%) 
- Tỉ lệ % nguyên đơn ngoài quốc doanh trên tổng số nguyên đơn tại Toàn án kinh tế tỉnh
- Số tháng trung vị để giải quyết vụ kiện tại tòa 
- % Chi phí chính thức và không chính thức để giải quyết tranh chấp trong tổng giá trị tranh chấp 
- Tòa án các cấp của tỉnh xét xử các vụ kiện kinh tế đúng pháp luật (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý) CHỈ TIÊU MỚI
- Tòa án các cấp của tỉnh xử các vụ kiện kinh tế nhanh chóng (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý) CHỈ TIÊU MỚI
- Phán quyết của tòa án được thi hành nhanh chóng (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý) CHỈ TIÊU MỚI
- Các cơ quan trợ giúp pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp dùng luật để khởi kiện khi có tranh chấp (% đồng ý) CHỈ TIÊU MỚI
- Các chi phí chính thức và không chính thức là chấp nhận được (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý) CHỈ TIÊU MỚI
- Phán quyết của toà án là công bằng (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý) CHỈ TIÊU MỚI
- DN sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp (% có) CHỈ TIÊU MỚI


Tác giả: Tư vấn

Nguồn tin: Theo VCCI

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

HCM
TRA CCU VB
lcih
ecom
DANG KY DE AN
maill cv
vb

338/KH-UBND

Tổ chức các hoạt độngkỷ niệm 50 nămNgày giải phóng Đồng Xoài(26/12/1974-26/12/2024)

Thời gian đăng: 01/12/2024

lượt xem: 20 | lượt tải:10

332/KH-UBND

KẾ HOẠCH: Triển khai thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giớivà phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàntỉnh Bình Phước năm 2024

Thời gian đăng: 03/11/2024

lượt xem: 47 | lượt tải:29

1259/QĐ-TTg

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thời gian đăng: 29/10/2024

lượt xem: 83 | lượt tải:25

4383/UBND-KGVX

V/v tăng cường triển khai tuyên truyền và sử dụng ứng dụng i-Speed

Thời gian đăng: 01/12/2024

lượt xem: 34 | lượt tải:11

2699/QĐ-BCT

Quyết định quy định về giá bán điện áp dụng từ ngày 11/10/2024

Thời gian đăng: 13/10/2024

lượt xem: 93 | lượt tải:26
Thống kê
  • Đang truy cập66
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm53
  • Hôm nay21,760
  • Tháng hiện tại639,793
  • Tổng lượt truy cập11,557,739
Bộ CT
CCNDP
TINH BIN HPHUOC
SO CT
GỬI BAI
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây