Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bình Phước

https://khuyencongbinhphuoc.gov.vn


Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021, quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021, quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
Sau khi chính phủ ban hành Nghị định Số: 120/2020/NĐ-CP, ngày 07 tháng 10 năm 2020, quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
Nghị định quy định về nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể và tự chủ về tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập ( SNCL). Để cụ thể hóa các quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập nhằm tăng quyền tự chủ các đơn vị SNCL trong sử dụng tài sản, nguồn lực tài chính, nhân lực trong cung cấp dịch vụ công, tạo điều kiện sử dụng các thế mạnh về tài sản, nguồn lực tài chính, nhân lực để cung cấpdịch vụ công theo cơ chế thị trường và theo từng lĩnh vực cụ thể. Hạn chế về một số lĩnh vực như: nguồn tài chính; tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết, chính sách tiền lương vẫn đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Chính phủ dã ban hành Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021, quy định cơ ché tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định gồm 5 chương và 41 điều và có hiệu lực có hiệu lực từ ngày 15/8/2021. Trong Nghị định có một số điểm mới như sau:

- Về nguồn tài chính, tách rõ nguồn thu: Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công; Thu từ cho thuê tài sản công, đơn vị thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công.

- Việc phân chia kết quả của hoạt động liên doanh, liên kết thực hiện theo thỏa thuận trong Hợp đồng liên doanh, liên kết, cụ thể:

+ Đối với hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới: Đơn vị SNCL thực hiện bổ sung toàn bộ kết quả của hoạt động liên doanh, liên kết vào nguồn tài chính của đơn vị có hoạt động liên doanh, liên kết theo đề án liên doanh, liên kết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Đối với hình thức liên doanh, liên kết thành lập pháp nhân mới: số tiền thu được từ kết quả phân chia của hoạt động liên doanh, liên kết sau khi chi trả các chi phí lãi vay, chi phí thuê tài sản đem đi góp vốn (nếu có); phần thu nhập được chia còn lại của đơn vị SNCL được quản lý và sử dụng theo đề án liên doanh, liên kết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Nghị định này không quy định việc sử dụng thương hiệu, giấy phép, bản quyền tác phẩm để liên doanh, liên kết theo hình thức thành lập pháp nhân mới. Trường hợp liên doanh, liên kết theo hình thức thành lập pháp nhân mới thì đơn vị SNCL thực hiện theo các quy định pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đầu tư, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan khác.

- Nâng mức độ tự chủ tài chính của đơn vị nhóm 3 như sau:

+ Chuyển ít nhất 30% số lượng đơn vị SNCL tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên sang đơn vị nhóm 2;

+ Chuyển ít nhất 30% số lượng đơn vị SNCL tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên sang đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên;

+ Chuyển ít nhất 30% số lượng đơn vị SNCL tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên sang đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên.
- Điều chỉnh chính sách tiền lương, đơn vị SNCL thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách Nhà nước được giao để thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Ngân sách Nhà nước chỉ cấp bổ sung sau khi đơn vị sử dụng hết nguồn trích lập cải cách tiền lương.

- Lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định, chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá), trường hợp do khó khăn khách quan cần xây dựng lộ trình khác, các Bộ, cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh trình Chính phủ xem xét, quyết định; Đối với giá dịch vụ sự nghiệp công đang được Nhà nước đặt hàng theo giá tính đủ chi phí thì tiếp tục thực hiện theo giá tính đủ chi phí.

 Kể từ ngày 15/8/2021, các Nghị định sau đây hết hiệu lực gồm:

- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
- Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
- Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.
 
Click vào xem và tải nghị định 60/2021/NĐ-CP.
 
So sánh Nghị định 60/2021 và 16/2015 về tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

 

Tác giả: Nguyễn Thanh Tường - Phó Giám đốc TT

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây