Hội thảo “giới thiệu phổ biến, trao đổi Thông tư điện mặt trời và trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia quốc tế về phát triển các dự án điện mặt trời”

Thứ hai - 25/12/2017 03:36 2.874 0
Ngày 03 tháng 11 năm 2017 tại thành phố Hồ Chí Minh, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) phối hợp triển khai dưới sự ủy quyền của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) đã tổ chức Hội thảo “giới thiệu phổ biến, trao đổi Thông tư điện mặt trời và trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia quốc tế về phát triển các dự án điện mặt trời” tới dự hội thảo có hơn 100 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý cấp tỉnh, các nhà đầu tư và các bên có liên quan khác. trời.
Tại hội thảo, đại diện của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã giới thiệu nội dung Thông tư 16/2017/TT-BCT về phát triển Dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các Dự án điện mặt trời và trả lời các câu hỏi của đại biểu về Thông tư. Các chuyên gia tư vấn của GIZ cũng đã chia sẻ những quan sát quốc tế về tình hình phát triển điện mặt trời tại Việt Nam và trình bày kinh nghiệm quốc tế và khu vực về  đánh giá kỹ thuật và tài chính cho các dự án điện mặt 

Ngày 03 tháng 11 năm 2017 tại thành phố Hồ Chí Minh, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) phối hợp triển khai dưới sự ủy quyền của Bộ Hợp tác Kinh  tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) đã tổ chức  Hội thảo “giới thiệu phổ biến, trao đổi Thông tư điện mặt trời và trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia quốc tế về phát triển các dự án điện mặt trời” tới dự hội thảo có hơn 100 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý cấp tỉnh, các nhà đầu tư và các bên có liên quan khác. Tại hội thảo, đại diện của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã giới thiệu nội dung Thông tư 16/2017/TT-BCT về phát triển Dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các Dự án điện mặt trời và trả lời các câu hỏi của đại biểu về Thông tư. Các chuyên gia tư vấn của GIZ cũng đã chia sẻ những quan sát quốc tế về tình hình phát triển điện mặt trời tại Việt Nam và trình bày kinh nghiệm quốc tế và khu vực về  đánh giá kỹ thuật và tài chính cho các dự án điện mặt trời.

Theo chia sẻ của  bà Sonia Lioret, Trưởng dự án 4E của GIZ  thì ”Hội thảo này là sự kiện quan trọng của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo trong bối cảnh hiện nay nhằm cung cấp thêm các hướng dẫn  về nội dung Thông tư cho các nhà đầu tư, các  chính quyền địa phương và các tổ chức tài chính. Đây cũng là cơ hội để các cấp chính quyền địa phương tìm hiểu thêm về Thông tư 16 và cập nhật tình hình phát triển mới nhất của điện mặt trời giúp quá trình đánh giá và phê duyệt dự án điện mặt trời  cấp tỉnh được thuận lợi hơn. Theo nội dung trình bày của ông Rainer Brohm, chuyên gia Đức về năng lượng mặt trời thì Các dự án điện mặt trời thường đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Ở một vài tỉnh, quỹ đất cũng như khả năng nối lưới là những yếu tố làm hạn chế số lượng các dự án được chính quyền địa phương và trung ương phê duyệt. Do đó việc đánh giá yếu tố khả thi của các dự án điện mặt trời mới cần phải được tiến hành kỹ càng và cụ thể. Các yếu tố này bao gồm lựa chọn địa điểm, kinh nghiệm của các bên liên quan và các nhà thầu tham gia dự án cũng như chất lượng của thiết bị và quá trình lắp đặt nhằm giảm thiểu khả năng dự án bị đổ vỡ hoặc thất bại về mặt kinh doanh. Điện mặt trời vẫn còn là lĩnh vực khá mới ở Việt Nam, và trong bối cảnh các dự án sẽ phải được hoàn thành và kết nối lưới muộn nhất vào cuối tháng 6 năm 2019, chúng tôi tin rằng việc kết hợp giữa các đối tác am hiểu tình hình địa phương với các đối tác quốc tế giàu kinh nghiệm sẽ là cách tốt nhất nhằm đảm bảo sự thành công của các dự án điện mặt trời”.

Bà Sonia Lioret, Trưởng dự án 4E của GIZ  phát biểu tại Hội thảo
 
Tại hội thảo đại diện Bộ Công Thương cũng cung cấp thêm thông tin mục tiêu của  Chính phủ Việt Nam  trong việc đưa điện mặt trời trở thành một trong những nguồn năng lượng tái tạo mới chủ chốt trong tương lai với việc nâng công suất lắp đặt hiện đang ở mức 6-7 MW vào cuối năm 2017  lên đến 850 MW vào năm 2020 (tương ứng với 1,6% tổng sản lượng điện của Việt Nam) và 12,000 MW vào năm 2030 (tương ứng với 3,3% tổng sản lượng điện của Việt Nam). Năng lượng mặt trời hiện đang trở thành một chủ đề ”nóng” tại Việt Nam kể từ khi Thủ tướng Chính phủ công bố Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg  vào tháng 4 năm 2017 ban hành  giá mua điện mặt trời ở mức 9.35  cent Mỹ/kWh. Tuy nhiên, theo Quyết định này, các nhà máy điện mặt trời sẽ phải hoàn thành việc xây dựng và nối lưới trước ngày 30 tháng 6 năm 2019 để được hưởng mức giá  nói trên.
 
Cũng tại buổi hội thảo các diện của Ban quản lí dự án Thủy diện 5, Công ty cồ phần cơ điện lạnh REE, nhà máy điện gió Phú lạc, Công ty Thuận Bình, Công ty Đại Hải, Tập đoàn Viễn Dương, Công ty tư vấn điện 3 cũng đặt ra nhiều câu hỏi để Bộ Công Thương trả lời về quy định diện tích tối đa để sản suất điện mặt trời, giá mua điện trước và sau ngày 30/6/2017, đấu nối điện mặt trời lắp trên mái, nhà đối với khu vực chưa có lưới điện 3 pha, về thẩm tra dự án, thẩm quyền thẩm định, số lượng dự án hay công suất đến trước 30/6/2019, điều kiện đấu nối cũng như trách nhiệm của EVN trong việc  nâng cấp, cải tạo lưới truyền tải để đảm bảo truyền tải hết từ các nhà máy điện mặt trời. Những câu hỏi của các đại biểu dự họp đã được ông Phạm Trọng Thực  đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã trả lời đầy đủ. Ngoài ra ông cũng cung cấp thêm thông tin và chia sẻ kinh nghiệm trong việc lựa chọn vị trí để đầu tư dự án” Hiện nay, có 05 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Đak Lak, Tây Ninh và một tỉnh nữa hiện đang có số lượng dự án đăng ký lớn trên 1000 MW. Điện mặt trời không phải vùng nào có nắng nhiều đều tốt, 50 MW ở Bình thuận không bằng ở Đak Nông. Phụ thuộc nhiều vào môi trường, nếu nhiệt độ ngoài trời 34 – 37 độ, bề mặt pin sẽ nóng hơn 60 độ, theo các nhà sản xuất thiết bị, nhiệt độ càng cao thì công suất giảm, vậy nên chúng tôi khuyến cáo các nhà đầu tư xét đến các yếu tố như điều kiện môi trường đất đai, đấu nối bức xạ... Nếu có quá nhiều dự án tại một địa điểm, có thể dãn ra và để khi EVN đã cải tạo nâng cấp đấu nối sẽ hiệu quả hơn”

Trao đổi bên lề hội thảo, các đại biểu đều nhận định việc Hợp tác kết nối kinh nghiệm Quốc tế và sự am hiểu địa phương là chìa khóa để khai mở tiềm năng điện mặt trời tại Việt Nam trong những năm tới.
                                                                                  

Tác giả: Võ Tân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

HCM
TRA CCU VB
lcih
ecom
DANG KY DE AN
maill cv
vb

332/KH-UBND

KẾ HOẠCH: Triển khai thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giớivà phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàntỉnh Bình Phước năm 2024

Thời gian đăng: 03/11/2024

lượt xem: 21 | lượt tải:15

1259/QĐ-TTg

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thời gian đăng: 29/10/2024

lượt xem: 34 | lượt tải:19

2699/QĐ-BCT

Quyết định quy định về giá bán điện áp dụng từ ngày 11/10/2024

Thời gian đăng: 13/10/2024

lượt xem: 38 | lượt tải:16

1293/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH: Về việc phê duyệt danh sách sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Phước (lần 7) năm 2024

Thời gian đăng: 29/08/2024

lượt xem: 84 | lượt tải:21

06/2024/TT-BKHĐT

Thông tư: Hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Thời gian đăng: 06/05/2024

lượt xem: 344 | lượt tải:54
Thống kê
  • Đang truy cập86
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm80
  • Hôm nay24,097
  • Tháng hiện tại603,846
  • Tổng lượt truy cập10,667,458
Bộ CT
CCNDP
TINH BIN HPHUOC
SO CT
GỬI BAI
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây