Giá trị riêng biệt từ sản phẩm OCOP

Thứ hai - 12/12/2022 02:45 687 0
Bù Đốp là huyện vùng biên với nền nông nghiệp chiếm phần lớn trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Với tiềm năng, lợi thế này, Bù Đốp đang tiếp tục phát huy nội lực xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP. Dù sản phẩm được chứng nhận OCOP chưa nhiều nhưng huyện đang đi đúng hướng của chương trình. Đó là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống có lợi thế ở mỗi địa phương. Hiện mỗi xã trên địa bàn huyện đã có ít nhất 1 sản phẩm được chứng nhận OCOP với giá trị riêng biệt.

Đa dạng sản phẩm chất lượng

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Thành, chị Trần Thị Phượng ở thị trấn Thanh Bình có truyền thống làm giò chả suốt 23 năm qua. Đây là nghề do ông bà anh sinh sống từ vùng quê Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình truyền lại nên cách thức làm, hương vị hoàn toàn khác với các sản phẩm có trên thị trường. Chị Phượng chia sẻ: Để có sản phẩm chất lượng, ngoài tìm những nguyên liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng thì phương châm sản xuất của gia đình là phải luôn sạch sẽ trong tất cả các khâu, công đoạn sản xuất và không dùng bất kỳ loại chất cấm nào. Đặc biệt, trong các công đoạn sản xuất phải cẩn thận, tỉ mỉ từng khâu để đem đến người tiêu dùng sản phẩm an toàn, chất lượng.

Với chất lượng sản phẩm riêng có nên “tiếng lành đồn xa”, cơ sở sản xuất, cửa hàng bán nhỏ nhưng luôn đông khách mua, cung không kịp cầu. Niềm vui được nhân lên khi cuối tháng 7-2022, sản phẩm giò chả của gia đình được UBND tỉnh chứng nhận OCOP hạng 3 sao. Đây là cơ sở, điều kiện để gia đình anh chị tự tin nâng quy mô sản xuất, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng thu nhập cũng như tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
 

Sản phẩm giò chả của hộ anh Nguyễn Văn Thành được chứng nhận OCOP hạng 3 sao

Tại xã nông thôn mới Hưng Phước, sản phẩm nông nghiệp được ghi nhận, đánh giá rất cao là tiêu hữu cơ của hộ ông Võ Ngọc Quế. Với diện tích 5 ha tiêu, những năm qua, gia đình ông luôn thực hiện nghiêm quy trình sản xuất “3 không”: không thuốc hóa học, không thuốc bảo vệ thực vật và không sử dụng các chất cấm. Ông Quế cho biết, để có sản phẩm tiêu hữu cơ sạch, chất lượng, phải tuân thủ nghiêm ngặt phương pháp trồng, chăm sóc theo đúng, đủ các quy định đã được tập huấn. Vườn tiêu của gia đình ông Quế là một ví dụ, luôn xanh mướt, trĩu trái bậc nhất trong toàn tỉnh cho tới thời điểm hiện tại.

So với các phương thức sản xuất khác, năng suất tiêu hữu cơ có thể không bằng nhưng tỷ lệ cây tiêu sống đạt trên 95%, giá trị sản phẩm luôn cao hơn từ 20-30% so với hạt tiêu thường và không phải lo đầu ra sản phẩm. Đặc biệt, trong các quy trình sản xuất tiêu hữu cơ, người lao động được làm việc trong môi trường trong lành, đảm bảo sức khỏe mà không cần sử dụng đồ bảo hộ để che chắn do phải tiếp xúc với các loại chất cấm.

Với chất lượng vượt trội, sản phẩm hạt tiêu hữu cơ của hộ ông Quế vừa được UBND tỉnh chứng nhận OCOP hạng 4 sao. Được chứng nhận OCOP là cơ sở để gia đình ông thành lập doanh nghiệp, tổ chức đóng gói, dán nhãn mác cung ứng, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
 

Sản phẩm tiêu hữu cơ hộ ông Võ Ngọc Quế chứng nhận OCOP 4 sao

Nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình OCOP, anh Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Công ty TNHH thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu Bảo Ngân, xã Thanh Hòa đã phát huy lợi thế sẵn có của doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm hạt điều. Anh Thắng cho biết, để có sản phẩm chất lượng, công ty thu mua hạt điều của nông dân đem về phơi, bóc tách, chế biến sâu thủ công, tạo sản phẩm thơm ngon, chất lượng, đáp ứng các yêu cầu khắt khe, khó tính của bạn hàng. Hiện công ty có 2 sản phẩm là hạt điều nhân trắng và hạt điều rang muối, trong đó hạt điều nhân trắng đóng gói xuất khẩu sang thị trường châu Âu, còn hạt điều rang muối cung ứng ra thị trường trong nước. Hạt điều rang muối cũng là sản phẩm tiêu biểu vừa được UBND tỉnh chứng nhận OCOP hạng 4 sao.

Phấn đấu mỗi xã 2-3 sản phẩm OCOP

OCOP là chương trình quan trọng nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng miền, địa phương để phát triển ngành nghề, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo nhiều việc làm cho lao động. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bù Đốp Trần Văn Thành cho biết, OCOP là chương trình mới, chính vì vậy, trong thời gian qua được lãnh đạo huyện quan tâm, chú trọng, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Thực hiện tốt chương trình này sẽ phát huy được tiềm năng, sự sáng tạo, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương để giới thiệu, đánh giá sản phẩm. Ngoài giá trị sử dụng, sản phẩm OCOP của huyện còn tích hợp được giá trị văn hóa, tình cảm, cảm xúc của các chủ thể, người dân địa phương gửi gắm để khách hàng tin tưởng, ủng hộ.
 

Sản phẩm hạt điều rang muối của Công ty TNHH thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu Bảo Ngân chứng nhận OCOP 4 sao

Đến nay, Bù Đốp có 9 sản phẩm được chứng nhận OCOP từ 3-4 sao cấp tỉnh như tinh bột nghệ, hạt điều rang muối, giò chả, yến sào, mật ong, tiêu hữu cơ… Ngoài ra, trên địa bàn còn nhiều sản phẩm tiềm năng như gạo Sóc Nê, dê tươi, bò BBB (bò lang trắng xanh), vú sữa hoàng kim, nấm bào ngư xám, sầu riêng cấp đông, cà phê nguyên chất Bù Đốp... Với tiềm năng đó, Bù Đốp tự tin phấn đấu có từ 2-3 sản phẩm/xã được chứng nhận OCOP chứ không chỉ “mỗi xã một sản phẩm”.

Để quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP của mỗi địa phương, huyện sẽ tạo điều kiện để đưa các sản phẩm này vào hệ thống siêu thị, cửa hàng Bách hóa xanh bày bán. Đồng thời mở các cửa hàng trưng bày, giới thiệu để du khách, người dân biết đến và sử dụng ngày càng nhiều.

Ông TRẦN VĂN THÀNH,
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bù Đốp

Để chương trình OCOP thực hiện hiệu quả, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bù Đốp tiếp tục phối hợp các đơn vị, địa phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã. Đồng thời vận động, khuyến khích các chủ thể tích cực tham gia chương trình, nhất là các sản phẩm sẵn có của mỗi địa phương; hướng dẫn các chủ thể định hướng những sản phẩm có tiềm năng, lợi thế để đăng ký tham gia phát triển sản phẩm OCOP, đặc biệt là các địa phương đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và các địa phương đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Bên cạnh việc kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ, thủ tục cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành nông nghiệp còn phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá, sàng lọc các sản phẩm hiện có trên địa bàn để lựa chọn sản phẩm tiềm năng, đăng ký tham gia chương trình OCOP.

Vũ Thuyên
https://baobinhphuoc.com.vn

Tác giả: Hoàng Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

HCM
TRA CCU VB
lcih
ecom
DANG KY DE AN
maill cv
vb

332/KH-UBND

KẾ HOẠCH: Triển khai thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giớivà phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàntỉnh Bình Phước năm 2024

Thời gian đăng: 03/11/2024

lượt xem: 13 | lượt tải:10

1259/QĐ-TTg

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thời gian đăng: 29/10/2024

lượt xem: 24 | lượt tải:16

2699/QĐ-BCT

Quyết định quy định về giá bán điện áp dụng từ ngày 11/10/2024

Thời gian đăng: 13/10/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:13

1293/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH: Về việc phê duyệt danh sách sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Phước (lần 7) năm 2024

Thời gian đăng: 29/08/2024

lượt xem: 73 | lượt tải:19

06/2024/TT-BKHĐT

Thông tư: Hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Thời gian đăng: 06/05/2024

lượt xem: 321 | lượt tải:52
Thống kê
  • Đang truy cập87
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm80
  • Hôm nay28,978
  • Tháng hiện tại339,195
  • Tổng lượt truy cập10,402,807
Bộ CT
CCNDP
TINH BIN HPHUOC
SO CT
GỬI BAI
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây