Tại buổi tọa đàm VCCI đã thống kê trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 3.900 DN đang hoạt động, trong đó có trên 300 doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước. VCCI cũng trình bày khó khăn, vướng mắc mà một số DN gặp phải do Luật, văn bản dưới luật được ban hành không phù hợp với sự phát triển của DN. Cụ thể Luật thuế thu nhập DN năm 2013 quy định chi phí chi cho trần quảng cáo không vượt quá 15% số thu, trong khi một số DN lại muốn đẩy mức quảng cáo tăng lên để xây dựng thương hiệu cho DN của mình; năm 2011, UBTVQH ban hành pháp lệnh quản lý sử dụng vũ khí, vậy liệu nổ và công cụ hỗ trợ, nhưng trong quá trình soạn thảo các DN chịu tác động trực tiếp không được đóng góp ý kiến dẫn đến tình trạng nhiều DN dân doanh phải đóng cửa do không phải là DN có 100% vốn đầu tư nhà nước… Từ đó, VCCI chỉ ra vai trò của DN, người dân tham gia tham gia xây dựng chính sách pháp luật, giúp họ tránh được những phiền hà trong quá trình hoạt động sản xuất.
Đại diện một số doanh nghiệp, sở, ngành cũng đã có ý kiến, đóng góp trong buổi tọa đàm
Đại diện một số DN, sở, ngành cũng đã có ý kiến, đóng góp. Đa số các DN cho rằng không tiếp xúc được các dự thảo luật, văn bản dưới luật để đóng góp ý kiến. Một số luật ban hành không phù hợp với hoạt động của DN, gây khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất.
Kết luận buổi tọa đàm, VCCI mong muốn các DN đóng góp ý kiến thông qua tổ chức đại diện để VCCI tiếp thu, tổng hợp ý kiến của các DN, hội hiệp chuyển đến cơ quan chức năng nhằm giúp cơ quan nhà nước có cơ sở để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với hoạt động của các DN.
Bà Trần Thị Hồng, Phó giám đốc Sở Công Thương mong rằng các DN và hiệp hội cần chủ động hơn nữa trong việc tiếp cận thông tin, đặc biệt cá luật mới để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Tới đây, Sở sẽ tham mưu với UBND tỉnh đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính để DN và người dân tham gia xây dựng chính sách pháp luật ngày càng hiệu quả.