Ngoài ra, các mã hàng khác cũng thuộc danh mục gồm: Mã hàng 4707 (giấy loại hoặc bìa loại thu hồi); 5003 (tơ tằm phế liệu); 5103 (phế liệu lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc loại thô, kể cả phế liệu sợi nhưng trừ lông tái chế); 5104 (lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc thô tái chế); 5202 (phế liệu bông); 5505 (phế liệu); 6310 (vải vụn, mẩu dây xe, chão bện, thừng và cáp đã qua sử dụng hoặc mới và các phế liệu từ vải vụn, dây xe, chão bện, thừng hoặc cáp, từ vật liệu dệt); 7001 (thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác; thủy tinh ở dạng khối); 7204 (phế liệu và mảnh vụn sắt; thỏi đúc phế liệu nấu lại từ sắt hoặc thép); 7404 (phế liệu và mảnh vụn của đồng)...
Thông tư nêu rõ, danh mục phế liệu không áp dụng đối với trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam.
Đối với những lô hàng phế liệu đã làm thủ tục hải quan tạm nhập, chuyển khẩu trước ngày Thông tư có hiệu lực, được tiếp tục thực hiện tái xuất, chuyển khẩu theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và các quy định hiện hành.
Sở Công Thương Bình Phước thông báo đến các Thương nhân đang kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng phế liệu trên địa bàn tỉnh được biết và có kế hoặc điều chỉnh kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật.
Click vào xem toàn văn và tải thông tư 41/2018/TT-BCT
Tác giả: Hoàng Anh
Nguồn tin: www.moit.gov.vn
Ý kiến bạn đọc