Trầm cảm mất ngủ: Triệu chứng và Cách điều trị hiệu quả

Trầm cảm và mất ngủ là hai tình trạng sức khỏe thường gặp tưởng chừng không có sự liên quan nhưng nó lại có tác động qua lại vô cùng mật thiết với nhau. Theo đó, người bệnh trầm cảm thường có nguy cơ mất ngủ cao và ngược lại, mất ngủ kéo dài chính là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. 

Trầm cảm mất ngủ là vấn đề sức khỏe không loại trừ bất kỳ ai. 

Trầm cảm mất ngủ là gì?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến và có khả năng khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào. Tình trạng này gây ra hàng loạt các triệu chứng về mặt cảm xúc, khiến cho người bệnh cảm thấy buồn bã, chán nản, ũ rũ, suy sụp về mặt tinh thần. Kèm theo đó, bệnh nhân sẽ bị tác động nghiêm trọng cả về mặt thể chất, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, suy nhược và đặc biệt là mất ngủ kéo dài. 

Trầm cảm mất ngủ chiếm đến hơn 80% các trường hợp mắc bệnh trầm cảm và gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, sinh hoạt của bệnh nhân. Phần lớn người bệnh trầm cảm thường gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ chất lượng, họ thường trằn trọc khó ngủ, ngủ không ngon giấc, giấc ngủ chập chờn hoặc hay mơ gặp ác mộng. 

Trầm cảm gây mất ngủ khiến cho tinh thần và thể chất của bệnh nhân dần bị suy kiệt và có nhiều khả năng gia tăng nguy cơ khởi phát các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Vì thế, trầm cảm mất ngủ cần được phát hiện và can thiệp trong giai đoạn sớm để phòng tránh tốt các hậu quả nguy hiểm, tồi tệ. 

Triệu chứng của trầm cảm mất ngủ 

Cũng như tên gọi của nó, biểu hiện đặc trưng của tình trạng sức khỏe này đó chính là trạng thái trầm cảm có kèm theo trạng thái mất ngủ kéo dài liên tục. Người bệnh thường có các biểu hiện đặc trưng như sau: 

Mất ngủ kéo dài kèm theo các cảm xúc tiêu cực, bi quan là biểu hiện đặc trưng của bệnh

 
  • Buồn bã, bi quan, tiêu cực, tuyệt vọng và mất niềm tin vào cuộc sống. 

  • Giảm sự hứng thú đối với hầu hết các hoạt động sinh hoạt đời sống. 

  • Cảm thấy tội lỗi, tự trách bản thân. 

  • Khả năng tập trung bị suy giảm, khó khăn trong việc đưa ra các quyết định, lựa chọn. 

  • Giảm khả năng ghi nhớ, hay quên. 

  • Mệt mỏi, chán chường, không muốn làm bất kỳ việc gì. 

  • Sống tách biệt, ngại giao tiếp. 

  • Hay lo lắng, suy nghĩ tiêu cực. 

  • Mất ngủ kéo dài dai dẳng, thường thức dậy với trạng thái lờ đờ, thiếu sức sống. 

  • Thay đổi thói quen ăn uống bất thường 

  • Suy nghĩ về cái chết, có ý định tự sát 

  • Hiệu suất làm việc giảm mạnh. 

Mối liên hệ giữa trầm cảm và mất ngủ

Trầm cảm và mất ngủ là hai vấn đề sức khỏe thường gặp và có mối liên hệ tương tác qua lại lẫn nhau. Tình trạng này có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ em và người già cao tuổi. 

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, phần lớn các trường hợp bị rối loạn trầm cảm đều có xuất hiện các triệu chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình tỉnh dậy vào lúc nửa đêm hoặc thức dậy từ rất sớm và khó có thể ngủ lại. Người bệnh thường thức giấc với trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng, đầu óc không tỉnh táo, thiếu tập trung và khó duy trì các hoạt động đời sống. 

Sự buồn bã, tuyệt vọng, lo lắng, bi quan do trầm cảm gây ra khiến não bộ liên tục bị kích thích, ức chế nên khó có thể đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, những triệu chứng của trầm cảm còn gây ra những ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, trong đó có chu kỳ giấc ngủ nên người bệnh thường rơi vào trạng thái mất ngủ triền miên. 

Mất ngủ kéo dài chính là nguyên nhân phổ biến hình thành bệnh trầm cảm. 

 

Ngược lại, mất ngủ kéo dài liên tục và không sớm được khắc phục cũng chính là một trong các nguyên nhân phổ biến gây nên chứng trầm cảm hoặc nhiều bệnh lý tâm thần khác. Mất ngủ trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc thậm chí là nhiều năm khiến cho hoạt động của hệ thần kinh bị ức chế, suy yếu và gia tăng nguy cơ trầm cảm gấp 3-4 lần so với bình thường.  

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của con người. Theo đó, nếu chất lượng giấc ngủ không được duy trì ổn định sẽ gây mất cân bằng sản xuất hormone bên trong cơ thể, làm cản trở hoạt động của hệ thần kinh và gây nên những bất ổn về cảm xúc, hình thành bệnh trầm cảm. 

Trầm cảm mất ngủ gây ảnh hưởng gì?

Trầm cảm và mất ngủ được đánh giá là hai vấn đề sức khỏe có mức độ ảnh hưởng lớn đến nhiều khía cạnh đời sống của con người. Nếu tình trạng trầm cảm mất ngủ không sớm được khắc phục hiệu quả sẽ làm gia tăng nguy cơ gây nên những hậu quả như: 

Trầm cảm mất ngủ làm suy giảm cả về sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.

 
  • Làm suy giảm hiệu suất làm việc, khiến người bệnh khó tập trung, duy trì tốt các công việc, hoạt động hàng ngày. 

  • Mất ngủ kéo dài khiến cho sức khỏe tổng thể bị suy kiệt nghiêm trọng, gia tăng tỷ lệ khởi phát các vấn đề sức khỏe khác. 

  • Xuất hiện các cảm xúc tiêu cực, bi quan. 

  • Mất ngủ trầm cảm là yếu tố khiến cho các bệnh mãn tính chuyển biến nghiêm trọng. 

  • Người bệnh có xu hướng tách biệt với xã hội, tự thu mình. 

  • Gia tăng khả năng lạm dụng các chất kích thích, chất gây nghiện độc hại. 

  • Trầm cảm hoặc mất ngủ không được điều trị dứt điểm sẽ khiến cho tình trạng bệnh chuyển biến nặng nề hơn. 

  • Một số tình trạng bệnh nặng có thể không thể duy trì tốt quá trình học tập, làm việc, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. 

  • Nguy cơ thực hiện hành vi tự sát hoặc ngược đãi bản thân do bất lực về cảm xúc. 

Ảnh hưởng của trầm cảm mất ngủ sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mỗi người bệnh. Nhìn chung, tình trạng bệnh lý này có sự tác động nhất định đến người bệnh và những người xung quanh nên cần được hỗ trợ can thiệp trong giai đoạn sớm nhất. 

Cách điều trị trầm cảm mất ngủ 

Đối với các bệnh nhân trầm cảm mất ngủ thì việc hỗ trợ điều trị cần được tiến hành song song để kiểm soát và làm thuyên giảm cả hai triệu chứng về mất ngủ và trầm cảm. Bên cạnh các biện pháp can thiệp tâm lý thì người bệnh cũng cần áp dụng tốt các liệu pháp thư giãn để cải thiện tốt về chất lượng giấc ngủ. 

Dưới đây là một số biện pháp thường xuyên được áp dụng như: 

1. Trị liệu tâm lý 

Can thiệp tâm lý là một trong các biện pháp luôn được ưu tiên áp dụng cho người bệnh trầm cảm, đặc biệt là những trường hợp trầm cảm có kèm theo vấn đề suy giảm về giấc ngủ. Theo đánh giá của các chuyên gia thì những bất ổn về suy nghĩ, cảm xúc, nhận thức chính là nguyên nhân phổ biến khiến cho nhiều người bệnh rơi vào trạng thái trầm uất, lo lắng không ngủ được. 

Vì thế, việc hỗ trợ trị liệu sẽ mang đến hiệu quả tích cực để giúp cho các bệnh nhân giải tỏa tốt những khúc mắc trong lòng, từ đó thư giãn, thoải mái và dễ dàng ngủ sâu giấc hơn. Ngoài ra, trong tâm lý trị liệu còn trang bị thêm một số liệu pháp thư giãn an toàn để giúp người bệnh thả lỏng cơ thể, ngủ ngon giấc hơn. 

Trị liệu tâm lý NHC hỗ trợ cải thiện hiệu quả trầm cảm mất ngủ.

 

Hiện nay, đối với các tình trạng trầm cảm mất ngủ, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã và đang hỗ trợ can thiệp thành công cho rất nhiều các trường hợp với những độ tuổi khác nhau. Tại đây, các chuyên gia sẽ tiến hành thăm khám, đánh giá mức độ nghiêm trọng và cân nhắc áp dụng các liệu pháp tâm lý hiệu quả, an toàn cho từng khách hàng, giúp họ giảm trầm cảm, cải thiện giấc ngủ hiệu quả. 

2. Sử dụng thuốc 

Nếu tình trạng trầm cảm mất ngủ kéo dài dai dẳng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của bệnh nhân thì bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định sử dụng thêm một vài loại thuốc để kiểm soát hiệu quả hơn. Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc cải thiện giấc ngủ có thể được hướng dẫn sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. 

Việc dùng thuốc sẽ giúp cho bệnh nhân kiểm soát được các triệu chứng nguy hiểm do trầm cảm gây ra, đồng thời hỗ trợ giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về sử dụng để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe hoặc làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 

3. Cải thiện chất lượng giấc ngủ tại nhà 

Cách thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có thể là yếu tố làm gia tăng tình trạng mất ngủ, khiến cho trầm cảm càng trở nên nghiêm trọng và tồi tệ hơn. Do đó, để giúp cho trầm cảm mất ngủ được thuyên giảm hiệu quả, người bệnh cần lưu ý và thực hiện một số điều sau đây: 

Không gian phòng ngủ cần được vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, thoáng mát. 

 
  • Vệ sinh không gian phòng ngủ sạch sẽ, gọn gàng, thoáng mát và tránh tiếng ồn, ánh sáng quá nhiều. 

  • Rèn luyện và duy trì thói quen ngủ, thức cùng một khung giờ nhất định, kể cả những ngày nghỉ. 

  • Tránh việc thức khuya sau 23 giờ đêm. 

  • Áp dụng các liệu pháp thư giãn an toàn trước khi ngủ như thiền định, yoga, sử dụng tinh dầu thơm, uống trà thảo mộc, massage cơ thể,...

  • Hạn chế ăn quá no hoặc sử dụng các loại nước uống chứa caffeine, chất kích thích trước khi ngủ. 

  • Không nên vận động quá sức vào buổi chiều tối, đặc biệt là khi gần đến giờ ngủ. 

  • Không sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ ngủ. 

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chú ý chế biến các món ăn dễ tiêu hóa vào buổi chiều để tránh việc ảnh hưởng đến giấc ngủ. 

  • Viết nhật ký mỗi ngày cũng được xem là cách hiệu quả giúp giải tỏa những cảm xúc tiêu cực cho người bệnh trầm cảm và hỗ trợ tốt cho việc nâng cao chất lượng giấc ngủ. 

  • Rèn luyện thói quen vận động, tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, giảm stress và giúp ngủ ngon hơn. Thời gian tập luyện hiệu quả nhất là vào buổi sáng. 

Trầm cảm mất ngủ là tình trạng xuất hiện phổ biến, đặc biệt là ở những người thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. Vấn đề sức khỏe này có thể gây nên nhiều cản trở nên cần được sớm can thiệp hiệu quả để giúp bệnh nhân mau chóng cân bằng lại trạng thái tâm lý, cải thiện giấc ngủ để duy trì đời sống lành mạnh, hạnh phúc. 

Có thể bạn quan tâm: 

HCM
TRA CCU VB
lcih
ecom
DANG KY DE AN
maill cv
vb

149/KH-BTC

Kế hoạch Tổ chức Hội chợ trái cây và hàng nông sản tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 24/04/2024

lượt xem: 22 | lượt tải:11

262/QĐ-TTg

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 20250

Thời gian đăng: 23/04/2024

lượt xem: 19 | lượt tải:9

TM

Hội nghị: Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện đề án khuyến công quốc gia điểm giai đoạn 2021-2023 và trao giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023

Thời gian đăng: 21/12/2023

lượt xem: 200 | lượt tải:0

3116/QĐ-BCT

QUYẾT ĐỊNH: V/v Công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023

Thời gian đăng: 18/12/2023

lượt xem: 200 | lượt tải:35

566/KHPH-SCT-UBND

Kế hoạch phối hợp Tổ chức phiên chợ hàng Việt về sùng sâu, vùng xa tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 29/11/2023

lượt xem: 310 | lượt tải:31
Thống kê
  • Đang truy cập119
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm110
  • Hôm nay41,446
  • Tháng hiện tại107,556
  • Tổng lượt truy cập6,382,056
Bộ CT
CCNDP
TINH BIN HPHUOC
SO CT
GỬI BAI
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây