NHỮNG KINH NGHIỆM TỐT TRONG VIỆC CẢI THIỆN CHỈ SỐ PCI CỦA CÁC TỈNH

Thứ ba - 25/11/2014 04:03 3.873 0
Đại diện Sở Công Thương tham dự Hội thảo tại Đà Nẵng với chủ đề: “Thực tiễn tốt trong cải thiện môi trường kinh doanh cấp tỉnh” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức. Hội thảo là nơi dể các tỉnh, thành phố cùng chia sẻ, thảo luận những kinh nghiệm tốt trong việc cải thiện chỉ số PCI. Với nhiều cách thực hiện khác nhau nhưng đều cho ra một kết quả chung là tạo môi trường thu hút đầu tư tốt, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, thì đây là một sân chơi thú vị được cả chính quyền và DN quan tâm.
Thứ hạng PCI - áp lực nâng cao chất lượng điều hành
 
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI khẳng định: Điều quan trọng nhất của chỉ số PCI là tạo ra động lực và áp lực để lãnh đạo các cơ quan chức năng của tỉnh phải cải cách, tự nâng cao chất lượng điều hành nhằm thu hút các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động hiệu quả. Mối quan hệ tốt giữa chính quyền và DN là một trong những yếu tố then chốt giúp PCI tăng lên.
Theo quan sát của VCCI, đến nay cả nước đã có 46/63 tỉnh, thành đã ban hành các văn bản, chính sách để cải thiện chỉ số PCI. Nhìn chung, các văn bản này ngoài ý nghĩa góp phần tích cực để các tỉnh, thành phố lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả các yêu cầu, nhiệm vụ liên quan đến PCI thì đây còn minh chứng thể hiện rõ sự lan tỏa, nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm được học tập từ những địa phương có thành công trước đó.
Qua hơn 9 năm thực hiện PCI, với thước đo là sự hài lòng của DN đã phần nào tạo “cảm hứng” cải cách ở các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, việc làm thế nào để nâng cao chỉ số PCI như mong muốn vẫn là vấn đề đang được bàn thảo nhiều. Không tỉnh nào dám khẳng định mình làm tốt nhất mà phải học hỏi lẫn nhau để tìm ra giả pháp tốt nhất. Ông Vũ Duy Khiên, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn công nghiệp tỉnh kiêm Thường trực Tổ công tác PCI tỉnh cho biết: Nguyên nhân nhiều địa phương xếp hạng PCI kém là do thực thi các văn bản chỉ đạo chưa đồng bộ, trình độ nhận thức cán bộ công chức hạn chế, rà soát các thủ tục hành chính chưa tốt, tồn tại nhiều giấy phép con. Có trường hợp khi báo cáo lãnh đạo tỉnh, mỗi sở, ngành đều có kết quả thực hiện tốt, giải quyết xong một thủ tục khoảng 5 đến 6 ngày nhưng do thiếu sự phối hợp nên DN vẫn mất nhiều thời gian hơn.

Kinh nghiệm thực hiện tại các tỉnh, thành phố

Đứng đầu cả nước về PCI năm 2013, Đà Nẵng được xem là mô hình đáng học tập. Hiện Đà Nẵng đang hoàn thiện hệ thống thông tin Chính quyền điện tử và cải cách hành chính tạo thuận lợi cho DN. Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế TP Đà Nẵng cho rằng: “Việc nỗ lực nâng cao chỉ số  PCI là quá trình cần thời gian dài và quan tâm thường xuyên. Để đạt được thứ hạng cao đã khó, duy trì càng khó hơn. Ngay cả địa phương có chỉ số PCI rất cao như Đà Nẵng cũng chịu các bước “thăng trầm” về chỉ số PCI” .
Chia sẻ kinh nghiệm địa phương, ông Nguyễn Hữu Thập, Phó chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Tuyên Quang cho biết: “Cà phê doanh nhân Tuyên Quang” rất phát triển. Thực chất, đây là các buổi đối thoại định kỳ giữa chính quyền và doanh nhân trong một không gian thân thiện. Tại đây, DN và lãnh đạo tỉnh cùng các sở, ngành ngồi lại với nhau thoải mái trao đổi, bày tỏ những khúc mắc. Từ đó lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chức năng trực tiếp giải quyết những tồn tại, hiểu về DN cũng như sẽ đánh giá được chỉ số năng lực cạnh tranh, môi trường đầu tư của tỉnh đang nằm ở mức nào.
Với kinh nghiệm ở Bình Phước, ông Vũ Duy Khiên nhấn mạnh điểm quyết định nhất là sự chủ động vào cuộc cũng như cam kết thực hiện của lãnh đạo địa phương trong việc xác định tầm quan trọng để cải thiện các chỉ số thành phần “nhạy cảm” như: Chỉ số tiếp cận đất đai, chỉ số gia nhập thị trường, chi phí không chính thức (vì gia nhập thị trường liên quan thủ tục hành chính, kiểm soát chi phí không thức là chính là kiểm soát tham nhũng). Kinh nghiệm của Tổ công tác PCI Bình Phước là kiểm tra thực hiện PCI kết hợp với kiểm tra cải cách thủ tục hành chính và phòng chống tham nhũng; chú trọng kiểm tra bộ phận một cửa; thực hiện liên thông các thủ tục liên quan đến đất đai, xây dựng, các giấy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh (giấy phép con)… đồng thời quan tâm đến những kiến nghị, phản ánh của đại diện hiệp hội, DN.
Ông Nguyễn Phương Bắc, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh, một địa phương nhiều nhiều năm ở trong nhóm “rất tốt” về PCI cho biết: Năm 2013, tỉnh này đã xây dựng cơ chế giải quyết vướng mắc của DN thông qua ban hành Quy định về trách nhiệm của người đứng đầu trong giải quyết kiến nghị của các tổ chức kinh tế. Quy định nêu rõ chế độ trách nhiệm và các hình thức khen thưởng, xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trên địa bàn trong việc thực hiện nhiệm vụ giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức kinh tế và các hoạt động hỗ trợ tổ chức kinh tế trên địa bàn; quy định rõ thời hạn trả lời kiến nghị DN, đồng thời nêu rõ quy định xử lý người đứng đầu như phê bình, khiển trách, cảnh cáo nếu gây khó dễ cho DN...
Theo chia sẻ kinh nghiệm của tỉnh, thành phố tại Hội thảo cho thấy, môi trường cải thiện đầu tư, kinh doanh kể từ khi thực hiện PCI đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư ở địa phương. Qua đây, nhiều địa phương có thêm kinh nghiệm giúp đỡ DN, tiếp tục ban hành, sửa đổi các văn bản chỉ đạo để cải thiện chỉ số PCI phù hợp với tình hình, điều kiện mới; thu hút sự vào cuộc, cộng đồng trách nhiệm của 2 phía: DN và hệ thống chính trị. Tất cả vì mục đích cải thiện môi trường kinh doanh cấp tỉnh tốt hơn trong thời gian tiếp theo.
 
Tại Hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh việc chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn ở những địa phương là cách thức nhanh nhất thúc đẩy cải cách. Thực tế, ngay cả những địa phương đứng đầu cũng chỉ có điểm số ở mức 6,6/10 điểm (địa phương trung bình 5-6 điểm, yếu kém là khoảng 4,5 điểm) cho thấy dư địa cải cách vẫn còn rất lớn. Điều này cũng cho thấy còn rất nhiều việc phải làm để các địa phương, từ cấp xã, huyện, tỉnh nỗ lực cải cách, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tác giả: Huỳnh Hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

HCM
TRA CCU VB
lcih
ecom
DANG KY DE AN
maill cv
vb

TM

Hội nghị: Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện đề án khuyến công quốc gia điểm giai đoạn 2021-2023 và trao giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023

Thời gian đăng: 21/12/2023

lượt xem: 137 | lượt tải:0

3116/QĐ-BCT

QUYẾT ĐỊNH: V/v Công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023

Thời gian đăng: 18/12/2023

lượt xem: 141 | lượt tải:24

566/KHPH-SCT-UBND

Kế hoạch phối hợp Tổ chức phiên chợ hàng Việt về sùng sâu, vùng xa tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 29/11/2023

lượt xem: 234 | lượt tải:23

1588/SCT-KC

Tham gia giới thiệu, trưng bày, tư vấn dịch vụ tại Phiên chợ hàng Việt về vùng sâu, vùng xa tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 04/12/2023

lượt xem: 223 | lượt tải:23

1589/SCT-KC

Tham gia giới thiệu, trưng bày và bán hàng hóa tại Phiên chợ hàng Việt về vùng sâu, vùng xa tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 04/12/2023

lượt xem: 238 | lượt tải:24
Thống kê
  • Đang truy cập25
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay9,136
  • Tháng hiện tại505,848
  • Tổng lượt truy cập5,651,824
Bộ CT
CCNDP
TINH BIN HPHUOC
SO CT
GỬI BAI
Dung dịch vệ sinh phụ nữ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây