Thực trạng và nhu cầu ứng dụng khoa học công nghệ trong khâu chế biến Điều ở Bình Phước
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành điều đã góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà, tăng nguồn thu ngân sách địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển. Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở chế biến điều phân bố không đồng đều, tỷ lệ các doanh nghiệp lớn không nhiều, phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cơ sở kinh doanh hộ gia đình; Chất lượng lao động làm việc trong các cơ sở chế biến điều hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu; Việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn.Phần lớn các cơ sở còn lại có quy mô nhỏ, năng lực tài chính còn hạn chế nên: Một số cơ sở đã được đầu tư bổ sung nhưng trang thiết bị nhưng chưa đồng bộ; Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do trình độ tiếp cận của người lao động còn hạn chế; Năng lực quản lý qua đào tạo còn ít; quy mô sản xuất nhỏ nên không tận dụng hết công suất của thiết bị.
Kết quả thực hiện chính sách Khuyến công với ngành chế biến Điều của tỉnh giai đoạn 2010-2018:
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp đã tổ chức hỗ trợ cho 63 cơ sở, với kinh phí hỗ trợ gần 11.378 triệu đồng. Trong đó: Hỗ trợ xây dựng 06 mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến hạt điều xuất khẩu; Hỗ trợ ứng dụng ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến cho các cơ sở công nghiệp nông thôn: 05 máy phân loại màu, 16 máy bóc vỏ lụa hạt điều, 05 hệ thống nồi hơi dùng xử lý hạt điều thô, 30 máy cắt tách hạt điều trong dây chuyền chế biến hạt điều xuất khẩu trên địa bàn tỉnh; Hỗ trợ đào tạo 11 lớp học cho 335 lao động cho 06 doanh nghiệp chế biến điều; Tổ chức được 03 Hội nghị chuyên ngành điều.
Đề án Khuyến công điểm quốc gia:
Năm 2017, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp đã xây dựng đề án khuyến công quốc gia điểm “hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Phước phát triển chế biến hạt điều giai đoạn 2018 – 2020” được Bộ Công Thương phê duyệt tại quyết định số 4768/QĐ-BCT ngày 22/12/2017, với tổng kinh phí thực hiện đề án dự kiến 40.870 triệu đồng. Trong đó: Kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ: 9.300 triệu đồng; Kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ: 3.000 triệu đồng; Đối ứng của đơn vị thụ hưởng: 28.570 triệu đồng.
Cụ thể đã tổ chức 02 lớp đào tạo nâng cao tay nghề chế biến hạt điều; Tổ chức 02 lớp đào nâng cao năng lực quản lý cho khoảng 60 lượt cán bộ quản lý của các cơ sở CNNT chế biến điều; Xây dựng 02 mô hình trình diễn kỹ thuật phổ biến công nghệ mới; Hỗ trợ cho 45 cơ sở CNNT trong lĩnh vực chế biến điều xuất khẩu ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất chế biến; Tổ chức 01 Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện đề án khuyến công điểm giai đoan 2018-2020.
Kết quả thực hiện Đề án Khuyến công quốc gia điểm năm 2018:
Năm 2018, Trung tâm đã được Bộ Công Thương giao triển khai đề án năm 2018 và đã hoàn thành hỗ trợ cho 10 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc thiết bị trong chế biến điều, với tổng kinh phí 2.050 triệu đồng. Bao gồm: Hỗ trợ ứng dụng máy tách vỏ cứng: 6; Hỗ trợ ứng dụng máy tách vỏ lụa: 2; Hỗ trợ ứng dụng máy bắn màu: 01; Hỗ trợ ứng dụng nồi hơi: 01; Tổ chức 01 hội thảo về nâng cao năng suất chất lượng trong chế biến điều với tổng kinh phí 2.050 triệu đồng.
Trung tâm đã xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia điểm trình Bộ Công Thương phê duyệt, với tổng kinh phí thực hiện là 28.982,85 triệu đồng. Trong đó, kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 5.211,82 triệu đồng; kinh phí đối ứng của đơn vị thụ hưởng 23.825,85 triệu đồng. Bao gồm: Xây dựng 01 mô hình tại 01 cơ sở CNNT; Hỗ trợ cho 13 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc thiết bị trong chế biến hạt điều. Bao gồm: Hỗ trợ ứng dụng máy tách vỏ cứng: 6; Hỗ trợ ứng dụng máy bắn màu: 5; Hỗ trợ ứng dụng máy sàng phân cỡ: 01; Hỗ trợ ứng dụng máy chiên chân không: 01; Tổ chức 01 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT chế biến hạt điều.
Hiệu quả của việc triển khai thực hiện Đề án Khuyến công điểm Quốc gia:
Thông qua việc triển khai thực hiện các đề án hỗ trợ ngành chế biến điều sẽ tạo điều kiện giúp cho các cơ sở CNNT trong ngành chế biến điều tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong quy trình sản xuất - chế biến; nâng cao năng lực quản lý, tiếp cận thị trường xuất, nhập khẩu cho doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế… Đồng thời, nhân rộng mô hình, tuyên truyền chính sách khuyến công rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân, khuyến khích các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường góp phần phát triển ngành chế biến điều theo hướng bền vững. Qua đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, Góp phần hoàn thành một số mục tiêu của đề án phát triển bền vững ngành điều Bình Phước đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 1559/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước.