Để ngành điều Việt dẫn thế “thượng phong”

Thứ ba - 03/07/2018 03:23 990 0
BP - Trong tháng 5-2018, giá điều nhân xuất khẩu (XK) giảm sâu do chế biến điều Việt Nam tăng trưởng quá “nóng”, doanh nghiệp (DN) tranh bán nên bị ép giá. Việt Nam chiếm 50% thị phần XK điều, nhưng để dẫn dắt thị trường DN phải đoàn kết và cần có “đầu tàu” hỗ trợ cơ sở nhỏ lẻ trong nhập khẩu điều thô và cầm trịch giá bán.
BỊ ÉP GIÁ VÌ TĂNG “NÓNG” CÔNG SUẤT

Theo số liệu của Bộ Công Thương, tính đến cuối tháng 5-2018, ngành điều đã XK 141.000 tấn nhân điều, đạt kim ngạch 1,4 tỷ USD, tăng 24% về sản lượng và 25% về giá trị so cùng kỳ năm 2017. Thị trường điều nhân đang phát triển tốt với mức tăng trưởng khoảng 5%/năm nhưng trong tháng 5-2018, giá nhân điều chế biến lại giảm sâu. Cụ thể, năm 2017, giá điều nhân từ 5-5,3 USD/pourd thì hiện nay chỉ còn 4,1-4,3 USD/pourd, giá lao dốc khoảng 20% chỉ trong khoảng 9 tháng qua.


Công nhân phân loại điều nhân ở doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn phường Long Bình (Phước Long)

Theo ông Tạ Quang Huyên, Phó chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), Tổng giám đốc Công ty chế biến XK hạt điều Hoàng Sơn 1, xã Minh Hưng (Bù Đăng), nguyên nhân giá giảm xuất phát từ sự bùng phát công suất chế biến của các nhà máy. Trong khi nhu cầu của thị trường chỉ tăng 5% thì Việt Nam - nước đứng đầu thế giới về chế biến điều đã tăng công suất lên tới 25%. Việt Nam với công suất chế biến chiếm 50% sản lượng điều thô toàn cầu nhưng sản lượng trong nước chỉ cung cấp khoảng 20% công suất chế biến. Phụ thuộc nguyên liệu điều thô nước ngoài nên các nhà nhập khẩu đã tạo ra cơn sốt “ảo” giá điều nguyên liệu tăng lên mức cao nhất trong tháng 3, 4-2018 lên 2,1-2,2 triệu USD/tấn (mức cao nhất năm 2017 là 1,9 triệu USD/tấn). Các DN lo thiếu nguyên liệu chế biến trong 6 tháng cuối năm 2018 nên đã tăng cường thu mua nguyên liệu và rơi vào “bẫy” của nhà XK điều thô. 

Theo phân tích của Vinacas, sản lượng chế biến tăng “nóng”  và quá nhiều đầu mối XK nên các DN tranh bán, nhiều nơi bán bằng giá vốn, thậm chí dưới giá vốn để trả nợ dẫn đến bị các nhà nhập khẩu ép giá. Việt Nam hiện có trên 450 DN XK điều và hơn 1.000 cơ sở, DN nhỏ lẻ chế biến điều. Riêng ở thủ phủ điều Bình Phước có đến 600 DN, cơ sở chế biến hạt điều. Số DN đạt kim ngạch XK dưới 5 triệu USD/năm là 80%. Nhiều DN không có cơ sở chế biến, chỉ mua gom để XK, do đó chất lượng sản phẩm XK không đồng đều, thấp và với số lượng không đáng kể nhưng lại cạnh tranh về giá, làm thiệt hại ngành điều nói chung.

QUỐC GIA XK ĐIỀU SỐ 1 THẾ GIỚI CÓ LÀM CHỦ ĐƯỢC THỊ TRƯỜNG?

Trong giai đoạn khó khăn chung của DN chế biến điều trên thế giới, Vinacas cho rằng các DN điều trong nước không thể cạnh tranh nhau bằng giá thấp mà cần liên kết để cùng vượt qua khó khăn. Đã tới lúc ngành điều cần một lực lượng đủ mạnh để có thể “cầm trịch”, giữ quyền chi phối giá điều nhân XK. Việt Nam chiếm 50% thị phần hạt điều thế giới và có thể “găm hàng giữ giá” khi DN có công nghệ chế biến tốt. Còn thực tế hiện nay, đa số DN điều chỉ có quy mô vừa và nhỏ, siêu nhỏ, đầu tư thiết bị và công nghệ cũng chỉ ở mức “tầm tầm”, lại luôn đối mặt với áp lực phải quay vòng vốn nhanh để giảm chi phí tài chính. Vì thế, kêu gọi của Vinacas đoàn kết trong ngành điều chưa nhận được sự hưởng ứng đủ mạnh để hạt điều Việt Nam có thể nắm thế “thượng phong” khi xuất bán ra nước ngoài.
 

Vinacas nhận định riêng XK điều 6 tháng cuối năm 2018 sẽ phục hồi do nguồn nguyên liệu tồn kho không nhiều, nhu cầu thị trường những tháng cuối năm tăng. Vinacas kêu gọi DN phải bình tĩnh để chờ thị trường khởi sắc trong những tháng cuối năm. Vinacas cũng tin rằng dù sản lượng XK điều nhân cả năm nay có thể chỉ ngang với năm 2017 (350 ngàn tấn) nhưng kim ngạch vẫn có thể nhích lên mức 3,7 tỷ USD, giúp Việt Nam tiếp tục giữ vị trí số 1 thế giới năm thứ 13 liên tiếp về XK nhân điều. Dự báo sang năm 2019, ngành điều Việt Nam sẽ bước qua chu kỳ phát triển mới, với kim ngạch XK có thể chạm mốc 4 tỷ USD.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas cho rằng, DN mà khổ một thì nông dân khổ mười, nhất là vào thời điểm cây điều trong nước mất mùa. Để dẫn dắt thị trường, cầm trịch giá bán thì Việt Nam cần có những DN đầu tàu có thể tập hợp sức mạnh của nhiều DN nhỏ trong ngành, đảm trách cả khâu xuất nhập khẩu, thu mua nguyên liệu lẫn phân phối trong và ngoài nước, áp đảo mắt xích thương lái thì mới củng cố bền vững được vị thế của ngành điều, chứ như hiện nay, không ai có thể giải cứu được. Hiện trong chuỗi giá trị ngành điều toàn cầu, nông dân và DN chế biến bỏ ra nhiều chi phí, công sức nhất nhưng chỉ được hưởng khoảng 30-35% lợi nhuận, còn lại rơi vào các cơ sở rang chiên, nhà thương mại trên thế giới. Đây là sự bất bình đẳng rất lớn trong kinh doanh nhưng rất khó thay đổi khi sản xuất tại Việt Nam vẫn còn manh mún, dễ bị đối thủ ép giá ngay trên sân nhà.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, chủ trương là tái cơ cấu ngành, không tăng diện tích sản xuất, giữ nguyên 300 ngàn hécta trồng điều như hiện nay và đẩy nhanh các giải pháp tăng năng suất lên gấp đôi, thậm chí gấp 3; tập trung phát triển từng tiểu vùng, từng loại giống phù hợp với địa phương để tăng năng suất và chất lượng. Ngành cũng sẽ tập trung phát triển chế biến sâu, lựa chọn những DN có năng lực để đầu tư phát triển. Phải tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến XK. Tương ứng, DN phải liên kết chặt chẽ với nông dân từ khâu tổ chức, đặt hàng sản xuất đến khâu tiêu thụ. Phát triển thị trường trong nước vì thị trường này còn nhiều tiềm năng từ người dân đến khách du lịch.

   

Tác giả: P.Hà (tổng hợp)

Nguồn tin: Thúy Hà (trích nguồn từ Bình Phước online)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

HCM
TRA CCU VB
lcih
ecom
DANG KY DE AN
maill cv
vb

338/KH-UBND

Tổ chức các hoạt độngkỷ niệm 50 nămNgày giải phóng Đồng Xoài(26/12/1974-26/12/2024)

Thời gian đăng: 01/12/2024

lượt xem: 19 | lượt tải:8

332/KH-UBND

KẾ HOẠCH: Triển khai thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giớivà phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàntỉnh Bình Phước năm 2024

Thời gian đăng: 03/11/2024

lượt xem: 41 | lượt tải:28

1259/QĐ-TTg

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thời gian đăng: 29/10/2024

lượt xem: 77 | lượt tải:25

4383/UBND-KGVX

V/v tăng cường triển khai tuyên truyền và sử dụng ứng dụng i-Speed

Thời gian đăng: 01/12/2024

lượt xem: 30 | lượt tải:9

2699/QĐ-BCT

Quyết định quy định về giá bán điện áp dụng từ ngày 11/10/2024

Thời gian đăng: 13/10/2024

lượt xem: 84 | lượt tải:22
Thống kê
  • Đang truy cập62
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm55
  • Hôm nay8,400
  • Tháng hiện tại559,085
  • Tổng lượt truy cập11,477,031
Bộ CT
CCNDP
TINH BIN HPHUOC
SO CT
GỬI BAI
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây